【nhận định sevila】Hai gam màu “sáng
Nhiều nhà băng báo lãi lớn
Ghi nhận của phóng viên TBTCVN từ báo cáo tài chính (BCTC) của nhiều ngân hàng (NH) cho thấy, 3 quý năm 2020, nhiều NH có kết quả kinh doanh khá ấn tượng, lợi nhuận vẫn tăng cao, bất chấp những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19.
Đơn cử, theo BCTC của NH TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), lợi nhuận trước thuế của NH 9 tháng năm 2020 đạt 10,7 nghìn tỷ đồng, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2019, tương đương 82,4% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế mà NH đã đặt ra. Hay tại NH TMCP Á Châu (ACB), lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 6.411 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019, tương đương 84% kế hoạch năm 2020. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng đạt gần 9.400 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước, đạt 92% kế hoạch năm đã đề ra... Tương tự, nhiều NH khác như NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), NH TMCP Quân đội (MB)… cũng báo lãi ấn tượng và đã hoàn thành khoảng 80 - 90% kế hoạch cả năm sau 3 quý.
Tuy nhiên, gam “màu sáng” không phải là bức tranh chung của toàn ngành NH sau 3 quý năm 2020. Ở chiều ngược lại, một số NH vẫn đang chật vật xoay sở để hoàn thành kế hoạch năm. Đơn cử, với NH TMCP Kiên Long (Kienlongbank), lợi nhuận 9 tháng mới đạt 144 tỷ đồng, đạt chưa đầy 20% kế hoạch năm, giảm 38,7% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi NH này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm 2020 là 750 tỷ đồng; hay NH TMCP Đông Nam Á (SeABank), lũy kế 9 tháng, lợi nhuận đạt 2.085 tỷ đồng, giảm 7,5%...
Bình luận về “bức tranh” lợi nhuận trên của ngành NH, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết, trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, bên cạnh mảng chính là hoạt động tín dụng, còn có các hoạt động kinh doanh khác cũng đem lại doanh thu cho các nhà băng. Cụ thể là nguồn thu từ mảng dịch vụ như dịch vụ thanh toán trực tuyến, dịch vụ bán chéo sản phẩm bảo hiểm, hay mảng kinh doanh khác như kinh doanh ngoại hối, kinh doanh chứng khoán, mua bán chứng khoán đầu tư, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và hoạt động khác... Theo đó, đối với những NH công bố lãi lớn, mặc dù có thể hoạt động tín dụng sụt giảm trong bối cảnh chung do khó khăn từ đại dịch, song các nguồn thu từ dịch vụ, mảng kinh doanh khác vẫn gia tăng tốt, nên bức tranh chung về lợi nhuận vẫn tương đối khả quan. Ngược lại, với những nhà băng mà nguồn thu vẫn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng thì sẽ gặp nhiều khó khăn.
Đồng quan điểm trên, ông Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng cho rằng, nhiều NH ghi nhận kết quả khả quan trong 3 quý năm 2020 là nhờ đa dạng hóa nguồn thu, không quá phụ thuộc vào mảng hoạt động tín dụng. Thêm vào đó, nhiều NH còn mạnh tay cắt giảm chi phí hoạt động thông qua giảm chi phí cho nhân viên, như giảm mạnh lương thưởng của người lao động, thậm chí cả với đội ngũ lãnh đạo NH…
“Dù chịu ảnh hưởng từ tác động của dịch Covid-19, nhưng BCTC của nhiều NH đã ghi nhận mức tăng trưởng khả quan. Điều đó cho thấy nỗ lực của các nhà băng trong bối cảnh khó khăn chưa từng có tiền lệ, đồng thời cũng là một tín hiệu rất tích cực, bởi “sức khỏe” hệ thống NH có tốt mới có thể hỗ trợ hiệu quả cho quá trình phục hồi, phát triển của nền kinh tế hiện nay” – chuyên gia Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Áp lực tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Bình luận sâu hơn về vấn đề lợi nhuận NH hiện nay, ông Cấn Văn Lực cho rằng, nếu chỉ nhìn BCTC hợp nhất 3 quý năm 2020 của rất nhiều NH có thể thấy, các NH dường như vẫn “sống khỏe” trong bối cảnh dịch bệnh. Tuy nhiên, con số lợi nhuận được ghi nhận trong BCTC của các nhà băng có thể chỉ là tạm tính, chưa phản ánh hết bức tranh tài chính của các NH hiện nay.
Lý giải điều này, ông Lực cho biết, Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 (Thông tư 01). Theo đó, dư nợ được cơ cấu lại vẫn được tính là nợ đạt tiêu chuẩn, nhà băng không chuyển nhóm nợ, cũng chưa phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho các khoản nợ. Điều đó đồng nghĩa, lợi nhuận của NH không bị các khoản trích lập dự phòng “bào mòn” và con số về lợi nhuận sẽ “đẹp”.
“Khi chính sách hỗ trợ quy định trong Thông tư 01 hết hiệu lực và phải chuyển nhóm nợ xấu, các con số nợ xấu lộ rõ, khoản chi phí dự phòng tăng mạnh sẽ ăn mòn lợi nhuận của các NH, khi đó bức tranh tài chính, lợi nhuận của các NH sẽ được phản ánh chân thực hơn” – ông Lực nhấn mạnh.
Đồng quan điểm trên, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh chia sẻ thêm, mặc dù nhiều NH có lợi nhuận khả quan sau 3 quý, nhưng áp lực về nợ xấu vẫn đang đè nặng lên các nhà băng. Đặc biệt, khi nợ xấu được “che đậy” bởi “lớp vỏ” cơ cấu lại nợ có xu hướng tăng, theo đó, áp lực trích lập dự phòng rủi ro vẫn rất lớn.
Tăng trích lập dự phòng rủi ro cho những khoản nợ xấu Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, các khoản nợ xấu tiềm ẩn có thể phát sinh trong tương lai khiến dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh, bào mòn lợi nhuận của ngân hàng, tuy nhiên, đây là điều mà các nhà băng cần phải chấp nhận trong bối cảnh hiện nay. Theo đó, để tránh gặp rủi ro trong vấn đề kiểm soát nợ xấu có thể xảy ra trong tương lai, các ngân hàng cần chủ động tăng trích lập dự phòng rủi ro cho những khoản nợ xấu tiềm ẩn, những khoản nợ xấu đã được cơ cấu lại để phòng xa. Bởi nếu sau thời điểm Thông tư 01 hết hiệu lực mà khách hàng vẫn không thể trả được nợ, nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng rất mạnh, những ngân hàng chưa chuẩn bị nguồn dự phòng sẽ xoay sở không kịp. |
Thiện Trần
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/375c799514.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。