您的当前位置:首页 > World Cup > 【ti so truc tuyến】Kinh tế Việt Nam năm 2021: Tăng trưởng trên 6% là kịch bản lạc quan 正文

【ti so truc tuyến】Kinh tế Việt Nam năm 2021: Tăng trưởng trên 6% là kịch bản lạc quan

时间:2025-01-26 00:21:19 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Hội thảo diễn ra sáng 19/1. Ảnh: PVĐây là 3 kịch bản tăng trưởng được Viện Kinh tế Việt Nam nêu tron ti so truc tuyến

TT

Hội thảo diễn ra sáng 19/1. Ảnh: PV

Đây là 3 kịch bản tăng trưởng được Viện Kinh tế Việt Nam nêu trong buổi công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam với chủ đề “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo”,ếViệtNamnămTăngtrưởngtrênlàkịchbảnlạti so truc tuyến diễn ra sáng 19/1. Bên cạnh đó, báo cáo cũng đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam.

Không nên cứu các DN yếu kém để tạo ra gánh nợ

Theo TS. Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam khiến mức tăng trưởng đạt thấp nhất trong 3 thập niên qua. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những kết quả ấn tượng trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế suy thoái. Trong đó, yếu tố quyết định là nhờ sự nỗ lực của Đảng, Chính phủ, doanh nghiệp (DN) và người dân. Đồng thời, nhờ những đặc trưng hiện hữu của nền kinh tế như cơ cấu DN (vai trò FDI), vị thế trong chuỗi cung ứng (nhất là điện thoại, điện tử,..) và cơ cấu kinh tế (tỷ trọng dịch vụ thấp, nông nghiệp cao) giúp giảm nhẹ tác động.

Mặt khác, đại dịch cũng có tác động tích cực đối với tăng trưởng cả về lượng và chất của một số ngành hàng, thông qua thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu một số ngành theo hướng thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế phi tiếp xúc, đặc biệt là chuyển đổi số, buộc tái cơ cấu, cắt giảm chi phí đối với các ngành kinh tế tiếp xúc, nhất là các ngành dịch vụ như du lịch, nhà hàng,….

Đặc biệt, đại dịch là cú huých quan trọng ban đầu đối với quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình này không dễ dàng do nhiều nguyên nhân và một khi bệnh dịch được kiểm soát như hiện nay, thì nỗ lực chuyển đổi số có thể chùng xuống, thậm chí ngưng hẳn, nhất là đối với DN nhỏ và vừa. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ đủ liều và kéo dài sau khi dịch chấm dứt đối với các DN công nghệ số với các nhóm khác nhau.

Bàn về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn “hậu Covid” dựa trên đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, các chuyên gia của Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, việc chống suy giảm tăng trưởng trong và sau đại dịch có những đặc trưng, tác động mới, có khác biệt với các đợt khủng hoảng trước, các gói hỗ trợ và việc thực thi phải tính đến đúng mức các đặc trưng và bản chất của cú sốc Covid-19. Do vậy, cần chuyển từ hỗ trợ mang tính trung tính/truyền thống sang hỗ trợ có tính chuyên biệt Covid để tăng hiệu quả.

Mục tiêu của các gói kích thích tiếp theo vẫn không nên và không thể cứu tất các DN yếu kém để sau đó tạo ra gánh nợ; chính vì vậy, khi nguồn lực hạn chế, chỉ nên tập trung ưu tiên vào giải cứu, hỗ trợ các DN có triển vọng tăng trưởng cao, tạo năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo cho nền kinh tế trong dài hạn; mức độ, ngành hàng thuộc diện giải cứu cần tính đến mức độ hưởng lợi, thiệt hại của ngành từ đại dịch.

Để thúc đẩy tái cơ cấu và huy động vốn cho nền kinh tế, DN (khi thị trường chứng khoán đang rất thuận lợi), cần đẩy mạnh việc IPO (bán cổ phần lần đầu ra công chúng), thoái vốn các DN, nhất là các DN nhà nước (NN).

Giai đoạn tới là thời kỳ nhiều rủi ro, khó đoán định

Phân tích các mô hình dự báo về kinh tế năm 2021, TS. Lý Đại Hùng - Phòng Kinh tế vĩ mô và thể chế kinh tế (Viện Kinh tế Việt Nam) cho biết, tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam dự báo đạt 5,49% (kịch bản cơ sở), 6,9% (kịch bản cao) và 3,48% (kịch bản thấp). Khả năng hiện thực của mỗi kịch bản này trong thực tế phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới và sự tăng cường năng lực hấp thụ FDI.

Mức tăng trưởng cao trên 6% mà nhiều dự báo của tổ chức quốc tế và chỉ tiêu tăng trưởng mà Chính phủ Việt Nam đã đề ra sẽ đạt được chỉ trong kịch bản cao, khi mà kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh, giá dầu ổn định hỗ trợ tăng trưởng và nền kinh tế nội địa cải thiện được khả năng hấp thụ vốn FDI.

Bên cạnh đó, PGS.TS Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cũng lưu ý, giai đoạn tới là thời kỳ nhiều rủi ro, rất khó đoán định. Mọi dự báo đưa ra đều có tính mạo hiểm. 3 kịch bản được báo cáo của viện nêu là kết quả của các nghiên cứu dựa trên các phương pháp có cơ sở, nhằm đóng góp vào bức tranh về triển vọng kinh tế. “Nếu để dịch lan ra trong cộng đồng, ngay cả kịch bản thấp cũng là khó khăn” - ông Bùi Quang Tuấn nói.

Trong bối cảnh đó, cần nhận diện rõ hơn và cần trả lời rõ hơn câu hỏi liệu các yếu tố đã giúp Việt Nam thành công trong việc đạt mục tiêu kép năm 2020 có còn được tiếp tục duy trì không trong năm 2021. Thực tế, ý chí “chống dịch như chống giặc” và nỗ lực đạt mục tiêu kép khó có thể phát huy hiệu quả nếu như không có những quy định pháp luật linh hoạt, hữu hiệu áp dụng cho “thời chiến”, tính tới bối cảnh mới./.

Dương An