【dorados】Gỡ khó cho những dự án chậm trễ của doanh nghiệp nhà nước

 人参与 | 时间:2025-01-24 22:11:11
Dự thảo Thông tư cơ cấu nợ: Kỳ vọng tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp
Dự kiến thoái vốn nhà nước tại 73 doanh nghiệp trong đợt 1 năm 2023
"Cứu" gang thép Thái Nguyên: Cách tốt nhất là thoái hết vốn nhà nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát thực tế Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên vào tháng 7/2022. 	 Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát thực tế Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên vào tháng 7/2022. Ảnh: VGP

Yêu cầu xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng

Báo cáo tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ủy ban và 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty trực thuộc vào tháng 3/2023, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, một số công việc tuy không còn tồn đọng kéo dài như trước đây nhưng cũng chưa bảo đảm thời hạn giải quyết theo quy định; chưa tập trung nhiều cho việc định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển để thúc đẩy, định hướng doanh nghiệp phát huy nguồn lực hiện có; chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả với các bộ quản lý ngành liên quan trực tiếp và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Báo cáo thẩm tra tình hình phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đang diễn ra cũng nhấn mạnh, công tác cơ cấu lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập chưa đạt yêu cầu; chưa phát huy tốt vai trò của các tập đoàn kinh tế của nhà nước tham gia vào các công trình, dự án lớn.

Vào đầu tháng 5 vừa qua, Chỉ thị 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về nhiệm vụ, giải pháp đổi mới hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy nguồn lực đầu tư của 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc đã thẳng thắn chỉ ra, Ủy ban và 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Trong đó, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn chưa chủ động phát huy hết hiệu quả nguồn lực vốn, tài sản Nhà nước giao, đặc biệt là trong việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư lớn, quan trọng, hầu như không có dự án nào được khởi công mới trong các giai đoạn vừa qua.

Trước tình hình này, Chỉ thị yêu cầu các đơn vị nêu trên xử lý và hoàn thành xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng đã kéo dài nhiều năm đối với các dự án, doanh nghiệp như: Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên, Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và Dự án nhà máy gang thép Lào Cai, Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS).

Tính toán, xây dựng phương án khắc phục khó khăn

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có nhiều buổi làm việc, đưa ra ý kiến chỉ đạo để khôi phục hoạt động cho các dự án, doanh nghiệp còn khó khăn.

Chẳng hạn, về dự án DQS, theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), sau khi tiếp nhận từ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) từ tháng 7/2010, Tập đoàn đã triển khai tái cơ cấu DQS. Từ năm 2010 đến nay, 182 tàu được DQS sửa chữa, đóng mới, hoán cải với 68 dự án trong ngành, 30 dự án nước ngoài, tổng doanh thu trên 8.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, DQS đang lỗ hơn 2.600 tỷ đồng do giai đoạn trước bàn giao để lại.

Petrovietnam cho biết đã tính toán các phương án để khắc phục khó khăn như chuyển đổi định giá DQS bán đấu giá tài sản; phương án phá sản DQS theo quy định của pháp luật; tiếp tục tái cơ cấu DQS hoặc thành lập đơn vị mới trên cơ sở chuyển những tài sản, nhân lực của DQS sang và thanh lý những tồn tại. Tại buổi làm việc mới đây về dự án DQS, Phó Chủ tịch Ủy ban Hồ Sỹ Hùng cho rằng, các đơn vị phải bóc tách, tháo gỡ tất cả các vướng mắc của DQS mới có thể có một đề án phát triển lâu dài. Trên cơ sở kiên quyết xử lý theo nguyên tắc, cơ chế thị trường, với mục tiêu giải quyết tồn tại, khắc phục tối đa thiệt hại cho Nhà nước, Petrovietnam cần xây dựng phương án khắc phục khó khăn, cần có sự so sánh, đối chiếu giữa các phương án, cần phải tính toán, dự báo thị trường trước khi đưa ra quyết định.

Tương tự, Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2) là dự án đầu tư trọng điểm do Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) làm chủ đầu tư và Công ty Hữu hạn Tập đoàn Khoa học công nghiệp Luyện kim Trung Quốc (MCC) làm tổng thầu. Công trình được khởi công từ tháng 9/2007 và dự kiến hoàn thành sau 30 tháng nhưng đến nay vẫn đang trong tình trạng “đắp chiếu”.

Theo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan này đã quyết liệt chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) và TISCO trao đổi với MCC tổ chức đàm phán để thống nhất phương án giải quyết dứt điểm các tranh chấp/vướng mắc của hợp đồng EPC trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ". Nhờ đó, MCC đã cử đoàn công tác đến làm việc trực tiếp tại Việt Nam để khảo sát, đánh giá, trao đổi với các cấp có thẩm quyền và doanh nghiệp liên quan của Việt Nam về Dự án TISCO 2.

Trước đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng đã có những ý kiến chỉ đạo để tìm phương án giải quyết và tháo gỡ các khó khăn cho Dự án khai thác, tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa, Nhà máy Gang thép Lào Cai (Dự án VTM). Theo đánh giá, VTM là một Dự án có rất nhiều ưu đãi, lợi thế, nhất là về nguồn nguyên liệu, cũng như cơ chế, chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động không như kỳ vọng. Đến nay, sau hơn 7 năm hoạt động, Công ty mất cân đối tài chính nghiêm trọng và có số lỗ lũy kế lớn.

Vì thế, đại diện lãnh đạo Ủy ban đề nghị các bên liên doanh cần ý thức đầy đủ và sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với sự tồn tại của VTM; phải cùng tham gia hỗ trợ VTM khôi phục lại sản xuất kinh doanh trên cơ sở tôn trọng hợp đồng liên doanh, giấy phép đầu tư và quy định pháp luật. Đồng thời, cần tận dụng, phát huy tối đa mọi điều kiện thuận lợi của Dự án để khởi động lại hoạt động của nhà máy gang thép Lào Cai trong thời gian sớm nhất, đảm bảo hiệu quả.

顶: 42141踩: 55