【số liệu thống kê về hoffenheim gặp leverkusen】Leo núi, vượt sương mù chuyển trăm thùng quà tặng chiến sĩ vùng biên
Trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát,úivượtsươngmùchuyểntrămthùngquàtặngchiếnsĩvùngbiêsố liệu thống kê về hoffenheim gặp leverkusen một nhóm tình nguyện gồm hàng nghìn thành viên ở Hà Nội đã được thành lập. Họ là những con người ở nhiều ngành nghề, lứa tuổi… có mong muốn hỗ trợ đội ngũ tuyến đầu chống dịch.
Chỉ trong khoảng hơn 1 tháng, không chỉ hỗ trợ các bệnh viện, họ còn lái xe từ Hà Nội mang nhu yếu phẩm lên vùng biên để hỗ trợ chiến sĩ biên phòng Hà Giang, Cao Bằng….
Chị Phạm Thị Thắm (Hai Bà Trưng, Hà Nội), thành viên chủ chốt của nhóm Tình nguyện Hỗ trợ tuyến đầu chống dịch Covid-19 chia sẻ, vào tháng 4/2020, nhóm thực hiện chương trình ủng hộ đầu tiên tại BV Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Chị Thắm (thứ 2 từ phải sang) cùng các thành viên nhóm tình nguyện trao quà cho bộ đội biên phòng |
‘Trước khi làm chương trình, chúng tôi đã liên hệ với bệnh viện để tìm hiểu xem bệnh viện cần gì với quan điểm ủng hộ những thứ họ cần, không phải ủng hộ những cái mình có’.
Nhóm đã tặng 3 đợt quà với các sản phẩm như quần áo bảo hộ, khẩu trang và 3.000 suất ăn (bằng tiền mặt)... cho bệnh viện. Chị Thắm lý giải: ‘Có một số quà tặng khá đặc biệt là 50 tấm thảm tập yoga.
Bác sĩ làm việc rất căng thẳng và họ cần tập thể thao, yoga để nâng cao sức bền vì vậy chúng tôi cũng tìm thêm các hướng dẫn viên yoga để livestream, giúp các bác sĩ tập.
Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ máy giặt sấy bởi bị cách ly ở bệnh viện, họ cần có thiết bị giặt sấy quần áo, đồ bảo hộ…’.
Khi BV Bạch Mai bị phong tỏa, các căng tin của bệnh viện bị đóng cửa, đại diện nhóm đã liên hệ với công đoàn của bệnh viện và được biết vấn đề nan giải nhất là chuyện ăn uống cho bác sĩ bị cách ly.
Nhóm đã kêu gọi và chuyển vào bệnh viện 500 chiếc bánh chưng cùng 50 kg giò, 90 thùng mì tôm, hoa quả, bánh...
‘Biết chúng tôi làm việc tình nguyện nên các chủ doanh nghiệp đều bán sản phẩm (mì tôm, nhiệt kế…) với giá gốc. Họ cũng muốn ủng hộ một chút công sức vào chương trình’, chị Thắm chia sẻ.
Sau khi làm chương trình tại bệnh viện, nhóm đã chuyển sang hỗ trợ các chiến sĩ vùng biên. Chị Thắm thừa nhận, hành trình này vất vả hơn rất nhiều.
Ban đầu, lo ngại dịch bệnh, họ định chuyển khoản ủng hộ các bác sĩ, chiến sĩ nhưng sau đó nhóm quyết định đến tận nơi trao quà để động viên tinh thần những người ở tuyến đầu chống dịch.
‘Đến tận nơi mới biết các chiến sĩ khổ như thế nào – họ phải ở trong các lán tạm dựng bằng tre nứa, nhiều tháng trời không được về nhà. Vợ sinh con, cha mẹ ốm, mất… cũng đành phải hỏi thăm qua điện thoại’.
Chuyến đầu tiên, 5 người trong đoàn cùng 3 xe bán tải chở kín hàng lên vùng biên Cao Bằng.
Thư cảm ơn nhóm tình nguyện của bộ đội biên phòng Cao Bằng. |
Trong số quà có 500 chiếc bánh chưng và 50 kg giò. Các chiến sĩ nhìn thấy món quà này rất xúc động. ‘Họ không chỉ có thêm bữa ăn mà nhiều người còn tâm sự như được thấy hương vị Tết lần nữa’, chị nói.
Tại chuyến đi Hà Giang, nhóm vận chuyển 100 bộ quần áo bảo hộ, 5 máy phun khử khuẩn, nhiệt kế điện tử, 5 máy đo phát điện, 2.000 khẩu trang, nước rửa tay, mỳ tôm… lên cho 12 điểm chốt.
‘Chúng tôi cũng khảo sát nhu cầu của các chiến sĩ để có sự hỗ trợ phù hợp. Ví dụ các chiến sĩ cần bạt do các chốt ở đây đều phải lợp tạm bằng tre nứa lúc mưa gió lại bị cuốn mất. Chúng tôi cũng tặng chiến sĩ máy phát điện… để sử dụng’, chị nói.
‘Lúc ở Hà Nội, nhóm khá lo lắng vì dự báo thời tiết sẽ có mưa. 1 ngày trước, Hà Giang còn xảy ra mưa đá làm hỏng hết nhà cửa, hoa màu... May mắn trên đường đi không gặp mưa nhưng sương mù dày đặc, khiến 4 xe bán tải (10 thành viên) phải đi rất vất vả.
Trước mỗi chuyến đi, hàng hóa đều được che chắn cẩn thận đề phòng gặp thời tiết không thuận lợi |
Chúng tôi phải dùng đèn cứu hộ gắn lên xe đi đầu, để xe sau cứ nhìn thấy ánh đèn nháy đỏ, di chuyển theo trong sương mù’, chị nói thêm.
Ngoài ra, chị Thắm cũng kết hợp với một nhóm từ thiện khác – nhóm Nụ cười yêu thương, với 2 xe bán tải xuất phát từ Hà Nội vào sáng sớm để chuyển quà đến Nghệ An và Quảng Bình. Đến Nghệ An, họ tách 1 đoàn đến Nậm Càn (Kỳ Sơn, Nghệ An) và 1 đoàn vào Hướng Lập (Hướng Hoá, Quảng Trị). Sau khi trao quà, họ quay ra điểm hẹn để cùng về Hà Nội.
‘Thời điểm có dịch bệnh nên trên đường, đoàn không tìm được chỗ nghỉ ngơi. Cứ đến bữa ăn, chúng tôi tìm một rừng cây rồi dừng lại. Cả nhóm trải bạt, ăn xong lại lên đường’, chị Thắm chia sẻ.
Tại Nghệ An, do đồn đang xây dựng, các chiến sĩ phải ở tạm nhà cũ của một ủy ban. Căn phòng làm việc cũ cũng được các chiến sĩ nhường cho đoàn tình nguyện nghỉ ngơi qua đêm.
‘Kỷ niệm khiến chúng tôi nhớ nhất là bữa sáng giữa núi rừng. Đoàn tình nguyện cùng bộ đội biên phòng nấu nước, pha mì tôm. Các chiến sĩ hái rau trên đồi chần qua, rồi cho vào cốc mì, cả nhóm xì xụp ăn để kịp quay về Hà Nội’.
Đoàn tình nguyện chuyển quà cho các chiến sĩ ở Nghệ An và Quảng Bình |
‘Khó nhất là việc quyên góp vật chất và quà nhưng vất vả nhất là trao tặng. Mỗi chuyến đi, chúng tôi chỉ có 1 tuần để huy động tiền, mua thiết bị, đóng hàng để lên đường. Nhưng bù lại, nhìn các chiến sĩ hạnh phúc đón nhận món quà, chúng tôi cũng vui lây’, chị nói.
Trong số các thùng hàng nhóm chị Thắm chuyển cho các chiến sĩ có hàng trăm chiếc bánh thạch do các em nhỏ Hà Nội làm.
Trời nắng, hình ảnh một chiến sĩ gương mặt khắc khổ, mồ hôi nhễ nhại, tháo giày ngồi bệt xuống đất ăn thạch đã khiến chị xúc động.
‘Họ cũng có con, có gia đình nhưng nhiều tháng chưa được về thăm nhà. Nay nhận được món quà do các em bằng tuổi con của họ tặng, các chiến sĩ vô cùng thích thú’, chị nói.
Cụ ông 96 tuổi ủng hộ 2 tấn gạo chống dịch Covid-19
2 tấn gạo trị giá 30 triệu đồng đã được cụ Vũ Văn Vỵ (ở xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) ủng hộ Quỹ phòng chống dịch Covid-19.