发布时间:2025-01-11 13:55:25 来源:88Point 作者:La liga
Ngày 17-12,ínhsáchtiềntệqua bong da tại Hà Nội, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã phối hợp với Báo Lao động tổ chức hội thảo “Hoạt động quản lý, điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2011-2015 và những tác động đối với nền kinh tế”.
Đánh giá về những chính sách tiền tệ giai đoạn 2011-2015, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho hay, giai đoạn vừa qua có 2 bức tranh mang màu sắc khác nhau. Nếu năm 2011 với lạm phát lên đến 18,13%, GDP tăng 6,2%, lãi suất cho vay lên tới 20-25% thì tới năm 2015 là bức tranh sáng sủa về kinh tế vĩ mô với GDP đạt trên 6,5% và lạm phát ở mức thấp trong khi nhu cầu trong nước về tiêu dùng và đầu tư tăng lên, lãi suất còn ở 6-9%.
Bà Hồng cũng cho hay, Việt Nam đang có tăng trưởng tín dụng cao nhất so với mấy năm trước nên tín dụng sẽ hướng vào ưu tiên sản xuất kinh doanh và ưu tiên nhưng cũng cần đi đôi với an toàn hiệu quả. Chính sách tiền tệ có sự chủ động kết hợp đối với các chính sách vĩ mô khác.
Đồng quan điểm, theo TS. Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, trong giai đoạn 2011-2015, ngành ngân hàng đã tập trung triển khai “Đề án tái cơ cấu hệ thống TCTD”, xử lý thành công vấn đề thanh khoản của hệ thống. Khắc phục gần như hoàn toàn trạng thái thiếu thanh khoản, các ngân hàng phải vay mượn lẫn nhau với lãi suất rất cao trên thị trường liên ngân hàng.
TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh BDI cũng đánh giá cao công cuộc tái cấu trúc ngân hàng, xử lý ngay lập tức các ngân hàng yếu kém và xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa các ngân hàng thương mại nhằm chấn chỉnh quản trị rủi ro, chấn chỉnh kỷ cương- kỷ luật trên thị trường tài chính.
Tuy nhiên, mặc dù chính sách tiền tệ thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành công, nhưng vẫn tồn tại những khó khăn cần được giải quyết.
Do đó, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính- ngân hàng kiến nghị, Nhà nước cần tiếp tục điều hành chính sách tiền chủ động và linh hoạt, giảm bớt biện pháp hành chính hướng đến chính sách lạm phát mục tiêu và một ngân hàng trung ương hiện đại, độc lập hơn.
Bên cạnh đó, cung tiền nên được kiểm soát tăng trưởng như hiện nay ở mức 16-18%/năm để đảm bảo kiểm soát lạm phát và ít có tác động mạnh thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Việc điều hành chính sách tín dụng cần theo hướng mở rộng tín dụng có hiệu quả, đi đôi với an toàn và chất lượng tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
NHNN cần phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng như các chính sách khác, cũng là để quản lý giám sát các tập đoàn tài chính, nâng cao năng lực phân tích, dự báo, quản lý giám sát.... Bộ Tài chính và NHNN cần phối hợp xây dựng hệ thống tài chính chặt chẽ.
Còn theo ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, trong thời gian tới, NHNN cần nhanh chóng đánh giá quá trình tái cấu trúc để điểm mặt ngân hàng thương mại có khả năng vượt trội cho phép nới room cá biệt để kêu gọi vốn nhà đầu tư quốc tế, đưa 1-2 ngân hàng đạt trình độ khu vực vào năm 2020.
Bên cạnh đó, cần một nghị quyết đặc biệt hoặc pháp lệnh của Quốc hội để tháo gỡ các nút thắt về pháp lý trong xử lý nợ xấu: phân chia rõ trách nhiệm về tài chính trang trải cho khoản lỗ khi bán khoản nợ để mở đường cho thị trường mua bán nợ phát triển.
相关文章
随便看看