您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【kết quả hạng nhất na uy】Kỳ họp bất thường lần thứ 2 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 5/1/2023

Nhà cái uy tín19人已围观

简介Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường thứ nhất, Quốc hội khoá XV, sá ...


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường thứ nhất,ỳhọpbấtthườnglầnthứQuốchộikhóaXVsẽkhaimạcngàkết quả hạng nhất na uy Quốc hội khoá XV, sáng 4/1/2022. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 18, sáng 21/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành rà soát công tác chuẩn bị và cho ý kiến về nội dung, chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, sau khi xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất báo cáo Quốc hội tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 2 để xem xét, quyết định các nội dung gồm xem xét, quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Quốc hội cũng xem xét việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện một số chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược; xem xét, quyết định một số vấn đề về tài chính, ngân sách (gồm: việc điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan; việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021; điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương).

Đối với nội dung về giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT do Bộ Giao thông vận tải quản lý, do Chính phủ chưa gửi hồ sơ tài liệu chính thức nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa xem xét, cho ý kiến. Do đó, chưa có cơ sở để trình Quốc hội xem xét nội dung này tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2.

Theo ông Bùi Văn Cường, dự kiến Kỳ họp khai mạc vào ngày 5/1/2023 và bế mạc vào chiều 9/1/2023. Quốc hội làm việc 4 ngày, dự phòng 1 ngày.

Về hoạt động tiếp xúc cử tri, theo quy định tại Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27/9/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, hoạt động tiếp xúc cử tri định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội được áp dụng với 2 kỳ họp thường lệ hằng năm của Quốc hội.

Đối với kỳ họp bất thường, hiện nay hướng dẫn không quy định cụ thể việc tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp. Do đó, đề nghị không tổ chức tiếp xúc cử tri trước kỳ họp này và nội dung chương trình kỳ họp, kết quả kỳ họp sẽ được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cử tri, nhân dân được biết.

Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, Văn phòng Quốc hội đã chủ động, phối hợp với cơ quan hữu quan triển khai công tác chuẩn bị, phục vụ về cung cấp thông tin, tài liệu, công tác thông tin, tuyên truyền, báo chí, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, an ninh, an toàn, lễ tân, hậu cần, phòng, chống dịch bệnh... để bảo đảm sẵn sàng phục vụ cho Kỳ họp.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, hai nội dung quan trọng của Kỳ họp là Quy hoạch tổng thể quốc gia và Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) cần phải bố trí thời gian thỏa đáng và hợp lý, đồng thời phải đảm bảo chất lượng.

Về nắm tình hình nhân dân, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, trong công văn triệu tập đại biểu Quốc hội của Tổng Thư ký Quốc hội, đề nghị các đoàn đại biểu Quốc hội có hình thức thích hợp để nắm tình hình nhân dân, có báo cáo để gửi Ban Dân nguyện tổng hợp và báo cáo Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhận thấy, khi tổ chức tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 4, nhân dân rất quan tâm đến Kỳ họp bất thường này dù mới chỉ có dự kiến. Đồng thời, Quy hoạch tổng thể quốc gia và Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) còn nhiều ý kiến khác nhau trong nhân dân và cử tri.

Do vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị nên nắm tình hình nhân dân thông qua các biện pháp thích hợp chứ không tổ chức tiếp xúc cử tri.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, Ban Dân nguyện phối hợp với các cơ quan (Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ) tổ chức tốt và chặt chẽ việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bao an ninh, an toàn.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Văn Tùng tán thành với đề xuất Quốc hội họp tập trung và không tổ chức tiếp xúc cử tri trước, sau kỳ họp. Tuy nhiên, nội dung kỳ họp cần được thông tin rộng rãi để nhân dân biết, các đoàn đại biểu Quốc hội có hình thức phù hợp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri.

Đánh giá dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã được tiếp thu cơ bản, ông Hoàng Thanh Tùng đề nghị cần rà soát kỹ lưỡng hơn nữa trước khi trình Quốc hội.

Kết luận nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh sự cần thiết của việc tổ chức Kỳ họp bất thường theo đề xuất của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Kỳ họp bất thường chỉ giải quyết những vấn đề cấp bách, đã được chuẩn bị kỹ lưỡng theo quy trình, quy định của pháp luật, không vì tiến độ mà coi nhẹ chất lượng.

Do thời gian từ nay đến ngày dự kiến tiến hành Kỳ họp còn rất ngắn, công việc cuối năm rất nhiều, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan đề cao tinh thần trách nhiệm, cố gắng nỗ lực ở mức cao nhất để kỳ họp diễn ra theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

Trong phiên họp sáng cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 của Trường Trung cấp Luật Tây Bắc từ Bộ Tư pháp sang Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La./.

Phan Phương (TTXVN/Vietnam+)

Tags:

相关文章