Các trường phải để dành chỉ tiêu tuyển sinh cho thí sinh xét đặc cách tốt nghiệp | |
Hà Nội thử nghiệm đăng ký tuyển sinh trực tuyến đầu cấp | |
Phương án nào cho kỳ thi THPT và tuyển sinh đại học khi có học sinh là F0,àNộiVẫnphảiđóngphíghidanhkhituyểnsinhvàotrườngđiểbxh bd bolivia F1? |
Nhiều trường đã công bố phương án tuyển sinh lớp 6 Ảnh: Minh họa |
Thi đánh giá năng lực đầu vào
Theo phương án tuyển sinh vào lớp 6 của các trường trung học cơ sở (THCS) ngoài công lập top đầu (hàng năm có số hồ sơ dự tuyển cao gấp nhiều lần so với chỉ tiêu tuyển sinh -PV) chủ yếu dựa vào xét tuyển kết hợp với kiểm tra đánh giá năng lực.
Năm học 2022-2023, trường THCS Đoàn Thị Điểm tuyển sinh 750 chỉ tiêu vào lớp 6. Để lựa chọn học sinh, trường thực hiện xét tuyển kết hợp với kiểm tra đánh giá năng lực. Việc xét điểm tuyển sinh, trường dựa trên tổng điểm tính theo kết quả xếp loại cuối năm từ lớp 1 đến lớp 4 ở tiểu học và điểm kiểm tra cuối học kỳ 1 các môn tiếng Việt, Toán, tiếng Anh năm học lớp 5; điểm khuyến khích (được quy đổi từ các giải của các cuộc thi trong năm học lớp 4 - 5 gắn liền với các hoạt động dạy và học cấp thành phố, quốc gia, quốc tế). Việc kiểm tra đánh giá năng lực thông qua dự kiểm tra 3 môn, gồm: Tiếng Việt, Toán, tiếng Anh. Học sinh làm bài kiểm tra ứng với từng loại hình lớp được đăng ký ở nguyện vọng một ghi trong đơn dự tuyển.
Trường THCS Archimedes Academy tuyển sinh lớp 6 với 600 chỉ tiêu thông qua chương trình tổng rà soát kiến thức cấp tiểu học. Theo đó, học sinh đăng ký xét tuyển vào trường phải vượt qua 2 vòng kiểm tra kiến thức. Cụ thể, vòng 1, trường kiểm tra kiến thức các môn Toán, tiếng Việt, tiếng Anh; vòng 2, trường kiểm tra Toán nâng cao, tiếng Anh nâng cao và Khoa học bằng tiếng Anh.
Năm học 2022-2023, trường Tiểu học - THCS - THPT Nguyễn Siêu tuyển 210 chỉ tiêu vào lớp 6. Nhà trường sẽ tiến hành xét tuyển và đánh giá năng lực đầu vào. Việc xét tuyển gồm đánh giá nguyện vọng của gia đình và mục tiêu giáo dục của nhà trường; quá trình học tập trong một cấp học và sức khỏe của học sinh; năng lực trí tuệ cảm xúc (EQ) thông qua bài trắc nghiệm tâm lý dành cho học sinh. Việc kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào gồm tiếng Anh, Năng lực tổng hợp (có cả bài kiểm tra bằng tiếng Anh và tiếng Việt).
Cùng với đó, nhiều trường cũng có chính sách tuyển thẳng, học bổng cho những học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi học sinh giỏi do Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tổ chức hoặc các cuộc thi cấp quốc tế. Hội đồng tuyển sinh các nhà trường khuyến cáo phụ huynh có nhu cầu ứng tuyển, nộp hồ sơ cho con vào trường nào thì cần tìm hiểu kỹ và sớm thông tin đăng trên website chính thức của trường đó để nắm rõ về thời gian, cách thức nộp hồ sơ; phương thức xét tuyển, thi tuyển và các chính sách ưu tiên khác. Từ đó, phụ huynh đồng hành và giúp con trang bị kiến thức cần thiết theo yêu cầu đặt ra của từng trường.
Đóng tiền giữ chỗ
Cùng với việc công bố phương án tuyển sinh, nhiều trường ngoài công lập cũng công khai các khoản thu đi kèm. Theo đó, ngoài khoản lệ phí thi, nhiều trường ngoài công lập đã công khai các khoản phí nhập học, phí ghi danh và yêu cầu phụ huynh phải nộp các khoản này khi học sinh trúng tuyển vào trường. Cụ thể, sau khi học sinh trúng tuyển vào trường THCS Archimedes Academy phụ huynh phải nộp các giấy tờ cần thiết và 3 triệu đồng phí ghi danh; trường THCS Đoàn Thị Điểm thu 2 triệu đồng phí nhập học, các khoản phí khác đều đóng vào đầu năm học. Hầu hết các trường đều quy định khoản phí ghi danh sẽ được hoàn trả vào học phí khi học sinh đăng ký nhập học chính thức và không được chuyển nhượng, hoàn trả trong các trường hợp phụ huynh rút hồ sơ.
Thực chất phí ghi danh hay “phí giữ chỗ” là tên gọi của các khoản phí mà một số trường tư đặt ra để “giữ chân” học sinh khi nộp hồ sơ vào trường. Đây là khoản thu mang tính chất thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Nghĩa là nhà trường và phụ huynh phải cùng trao đổi về khoản thu này trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, hài hòa lợi ích. Tuy nhiên, hiện việc thu “phí giữ chỗ” được nhiều trường “áp đặt” cho phụ huynh- tức là nếu phụ huynh chấp nhận cho con đăng ký vào trường thì phải nộp số tiền do nhà trường quy định. Khoản thu này do mỗi trường tự đặt ra nên mỗi trường lại có mức thu khác nhau, từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Đã không ít lần Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có động thái để chấn chỉnh các trường. Đơn cử, năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản gửi tới các trường yêu cầu không thu các khoản phí ghi danh, giữ chỗ, đồng thời cũng có văn bản riêng tới trường khi phát hiện vi phạm. Sau đó, nhiều trường ngoài công lập đã công khai trả lại tiền "phí giữ chỗ" cho phụ huynh. Tuy nhiên, đến nay khoản thu này vẫn tồn tại ở nhiều trường ngoài công lập, khiến phụ huynh bức xúc.