【u19 chau au】Thương mại điện tử tận dụng từ dịch Covid

时间:2025-01-12 10:52:41 来源:88Point
thuong mai dien tu tan dung tu dich covid 19
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
thuong mai dien tu tan dung tu dich covid 19Tận dụng thương mại điện tử để đưa đồ gỗ Việt vươn xa
thuong mai dien tu tan dung tu dich covid 19Thành lập Tổ công tác chống kinh doanh hàng giả trong thương mại điện tử
thuong mai dien tu tan dung tu dich covid 19Thương mại điện tử: Sẽ ra sao sau những cuộc đua “đốt tiền"?ươngmạiđiệntửtậndụngtừdịu19 chau au
thuong mai dien tu tan dung tu dich covid 19Xây dựng chính sách quản lý kích thích phát triển thương mại điện tử qua biên giới

Cơ hội thúc đẩy

Tại cuộc làm việc giữa Thủ tướng Chính phủ với các tập đoàn kinh tế tư nhân mới đây, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan cho biết, dịch bệnh cũng là thời cơ rất tốt để thúc đẩy thương mại điện tử. Tập đoàn đang có kế hoạch để làm sao ngày càng nhiều người dân chọn cách thức mua hàng trực tuyến, ngồi tại nhà vẫn được phục vụ mà không cần trực tiếp đến siêu thị.

Thực tế là nhiều DN cũng đã nhận thấy được cơ hội này để phát triển thương mại điện tử, đưa ra nhiều tiện ích trong mua sắm, tiêu dùng.

Theo ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều lĩnh vực kinh tế, kể cả lĩnh vực bản lẻ truyền thống, nhưng đây là lại cơ hội ngắn hạn cho thương mại điện tử. Do tâm lý ngại ra ngoài đi chợ, mua hàng vì sợ lây nhiễm bệnh, nhiều người dân đã lựa chọn mua các sản phẩm thiết yếu, các vật dụng y tế qua mạng Internet, vì thế hoạt động thương mại điện tử gần đây khá sôi nổi.

Chính trong bối cảnh này, nhiều DN thương mại điện tử đã tận dụng cơ hội, đưa ra các giải pháp rút ngắn thời gian giao hàng, ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa sự tiện lợi và an toàn của người nhận. Nổi bật như dịch vụ điểm lấy hàng tự động qua tủ khóa thông minh (Smart locker) của Lazada Việt Nam. Đây có thể coi là giải pháp “giao hàng không tiếp xúc” giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus. Ngoài ra, sàn giao dịch này cũng đẩy nhanh tốc độ giao hàng qua các sáng kiến mới, ví dụ dịch vụ chuyển phát P2P (Point-to-Point) trong hai giờ với các đối tác chọn lọc tại TPHCM và Hà Nội. Cùng với đó là dịch vụ giao hàng trong bốn giờ, áp dụng cho các sản phẩm dưới 15 kg, tức là mua các sản phẩm cồng kềnh vẫn được nhận trong ngày.

Tháo gỡ khó khăn

Ông Nguyễn Bình Minh cho hay, quy mô các sàn thương mại điện tử của Việt Nam đang ngày càng lớn, trị giá nhiều sàn đang được đánh giá cao, nếu có sự hợp nhất của một số sàn thì sẽ có thể hình thành nên các DN thương mại điện tử có giá trị lên đến hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên, trong ngắn hạn thì các DN thương mại điện tử Việt Nam vẫn phát triển trên nền tảng mạng xã hội và các nền tảng thương mại điện tử sẵn có phổ biến hiện nay với những hình thức bán hàng online của các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể và DN nhỏ.

Hơn nữa, mặc dù nói thương mại điện tử ở Việt Nam đang phổ biến nhưng vẫn thiếu vắng sự tham gia của các DN nhỏ và vừa, nhất là trong thương mại điện tử xuyên biên giới. Trên thế giới, thương mại điện tử xuyên biên giới đã tạo ra hàng nghìn tỷ USD cho hoạt động kinh tế những năm gần đây và đang tiếp tục tăng tốc. Nhưng tại Việt Nam, theo Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam, hiện có 32% DN nhỏ và vừa Việt Nam đã thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài thông qua các kênh trực tuyến.

Chia sẻ về khó khăn của DN, bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế thời trang Hải Anh cho biết, DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm thời trang nên hiểu được lợi thế của việc áp dụng thương mại điện tử trong việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu. Nhưng do nguồn nhân lực chưa đủ năng lực, chưa hiểu biết sâu về thương mại điện tử nên DN mới chỉ thực hiện trong một số trang thương mại điện tử trong nước, vẫn đang trong quá trình tìm hiểu để hoạt động tại các trang thương mại điện tử quốc tế.

Vấn đề trên cho thấy, khó khăn của các DN vẫn còn rất nhiều nên phải nhanh chóng có biện pháp để tháo gỡ. Bởi theo các chuyên gia, trong bối cảnh việc giao thương toàn cầu bị hạn chế vì dịch bệnh, thương mại điện tử có thể là một “cứu cánh” hiệu quả, thậm chí đây còn là một trong những cách nhanh nhất để các DN có thể xây dựng thương hiệu riêng của mình, từ đó đưa hàng xuất khẩu ra toàn cầu nhất là đối với các DN vừa và nhỏ, mở rộng kinh doanh nhưng không mất nhiều chi phí đầu tư. Vì thế, nếu các DN và cơ quan quản lý cùng thay đổi phương pháp, cách nhìn nhận để tạo sự hợp tác, liên kết chặt chẽ, nhằm phá vỡ rào cản thì thương mại điện tử sẽ phát triển đúng như mong đợi.

推荐内容