【ae goal】Mưa lũ gây thiệt hại cho Quảng Ninh ước gần 2.200 tỷ đồng
Tại Quảng Ninh
TheưalũgâythiệthạichoQuảngNinhướcgầntỷđồae goalo báo cáo nhanh số 139/BC-UBND tỉnh, tới thời điểm hiện tại, ước tổng thiệt hại trên địa bàn tỉnh khoảng gần 2.200 tỷ đồng (trong đó ngành Than khoảng gần 1.200 tỷ đồng).
Các địa phương trên địa bàn Tỉnh có mưa vừa, mưa to cục bộ tại nhiều khu vực trên địa bàn thành phố Uông Bí, thị xã Đông Triều, huyện Hoành Bồ, Ba Chẽ bị ngập sâu từ 1 – 1,5m và cô lập; nước sông Ba Chẽ và các sông suối khu vực Đông Triều, Uông Bí đang lên nhanh. Mưa lớn đã gây ngập lụt cô lập một số xã, tại huyện Ba Chẽ, thị xã Đông Triều và TP. Uông Bí.
Tính tới thời điểm hiện tại tỉnh Quảng Ninh không có thêm thiệt hại về người. Về tài sản, có thêm 76 nhà bị đổ hoàn toàn (nâng tổng số nhà bị đổ đến nay lên 104 nhà). Nhà ngập lụt có thêm 3.346 nhà (nâng tổng số nhà ngập lụt lên trên 8.934 nhà), gồm các địa phương (Hạ Long 4.700; Cẩm Phả trên 3.750; Vân Đồn 98, Hoành Bồ 116, Uông Bí 148, Hải Hà 7, Ba Chẽ 30, Bình Liêu 21, Đông Triều 60, Tiên Yên 3 và các địa phương khác...).
Tỉnh đã di dời thêm 405 hộ dân đến nơi an toàn (nâng tổng số hộ đã di dời lên 2.142 hộ gia đình; trong đó: Hạ Long trên 400 hộ, Cẩm Phả 1.258 hộ, Vân Đồn 98 hộ, Hoành Bồ 116 hộ, Uông Bí 148 hộ, Đông Triều 60 hộ, Ba Chẽ 30 hộ). Đã tổ chức vận chuyển 3.691 khách du lịch mắc kẹt tại huyện đảo Cô Tô và đất liền bảo đảm an toàn lúc 16h30 phút ngày 1/7/2015.
Trên địa bàn tỉnh có 4.285m tường, kè bị sập đổ; có thêm 2.263 ha lúa và hoa màu bị ngập, thiệt hại (nâng tổng số lên trên 3.863 ha lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy hải sản bị ngập, bị thiệt hại). Hơn 2.000 con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi…
Về giao thông, các tuyến quốc lộ hiện tại cơ bản đã được đảm bảo giao thông thông suốt, khối lượng đất cát trôi tràn qua các đợt mưa đều được triển khai khắc phục kịp thời để thông xe.
Về điện, đã gẫy đổ sạt lở, hư hỏng thêm 20 cột điện (nâng tổng số 177 cột điện bị gẫy đổ, hư hỏng), có 35 tuyến đường trung thế và thêm 248 trạm biến áp bị sự cố (nâng tổng số trạm biến áp bị sự cố 251 chiếc). Hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống điện vẫn đảm bảo.
Tại Sơn La
Trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa vừa và mưa to đến rất to trên diện rộng, gây ra lũ quét, ngập lụt, sạt lở gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại các địa phương trong tỉnh.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La, mưa lớn đã làm cuốn trôi chị Lò Thị Duyên, bản Pú Luông tại xã Mường Bú huyện Mường La.
Lũ ống, lũ quét cũng gây sạt lở 6 hộ dân, ngập trắng 130ha ruộng mới cấy tại huyện Thuận Châu và xã Mường Khoa huyện Bắc Yên, cùng với nhiều ao cá; hư hỏng bảy cầu tạm.
Tuyến đường Quốc lộ 279 trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai bị sạt lở nghiêm trọng. Đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã Chiềng Khoang huyện Quỳnh Nhai, xã Mương Trai và Chiềng Muôn huyện Mường La bị sạt lở, gây tắc đường.
Thống kê của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Mường La, tỉnh Sơn La do mưa lớn trên địa bàn đã gây thiệt hại: 1 nhà bị sập; 1nền nhà bị sạt lở; một số tuyến đường giao thông liên xã bị sạt lở gây ách tắc giao thông.
Tại Hải Phòng
Mưa lũ trong nhiều ngày qua đã khiến nhiều địa bàn trong Thành phố chìm trong biển nước. Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN TP. Hải Phòng lượng mưa lớn nhất xảy ra trên địa bàn huyện Cát Hải đã gây ngập lụt cho khu vực dân cư và 137 ha đất sản xuất trên địa bàn xã Việt Hải, độ sâu từ 0,5-2,5m; trong đó có 30 hộ tại thôn 2 bị ngập từ 1,5-2,5m (hiện các hộ bị ngập đã được sơ tán đến nơi an toàn).
Một số đoạn đường giao thông xã Gia Luận, Việt Hải bị ngập từ 1,5 – 4m, một số điểm thấp trũng bị ngập từ 5-7m, riêng đoạn Khoăn Đất xã Việt Hải đã xảy ra lũ ống gây sạt lở đất đá và cây rừng gãy đổ, gây tắc nghẽn giao thông.
UBND huyện Cát Hải đã huy động các lực lượng để khắc phục ngập lụt, tuy nhiên do trên địa bàn vẫn tiếp tục có mưa, ngoài ra do triều cường và nước từ các suối vẫn tiếp tục đổ về nên việc tiêu thoát nước chậm, các khu vực nói trên vẫn đang bị ngập úng.
Tại Điện Biên
Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục Tây Bắc - Đông Nam nối với vùng xoáy thấp tồn tại trên khu vực Bắc Bộ. Tính đến 1/8, ước thiệt hại do mưa lũ gây ra 111 tỷ đồng, trong đó: Không có người chết do mưa lũ, 4 người bị thương; 2 nhà bị đổ và cuốn trôi hoàn toàn; 80 ngôi nhà bị ngập; 131 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất; nhiều tài sản bị cuốn trôi và hư hỏng như: Tivi, xe máy, tủ lạnh, gia súc, gia cầm.
Đặc biệt, 450 ha ruộng lúa mùa bị bồi lấp, xói lở, thiệt hai; 159 phai tạm thủy lợi bị cuốn trôi hoàn toàn, hơn 10 km mương đất bị bồi lấp, xói lở, trôi vỡ; 59 đập đầu mối công trình thủy lợi kiên cố bị bồi lấp, hư hỏng; 75 công trình nước sinh hoạt bị hư hỏng nặng. Đồng thời, 15 km đường Quốc lộ, tỉnh lộ và liên xã, liên bản bị sạt lở, trôi xói mặt đường, nhiều cầu, cống, ngầm tràn bị phá hỏng... Các thiệt hại nêu trên chủ yếu trên địa bàn huyện Tuần Giáo, Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
Tại Cao Bằng
Tin nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng cho biết, tổng lượng mưa các nơi đo được đến 7h00’ ngày 1/8 phổ biến từ 63÷110 mm. Một số huyện mưa to như: Hạ Lang 184,7 mm, Thạch An 181,4 mm và thành phố Cao Bằng 115,7 mm. Mực nước sông Bằng tại Trạm Thủy văn Bằng Giang đạt đỉnh lũ mức 179,27 mm lúc 8h00' ngày 29/7, hiện đang xuống chậm. Đến thời điểm hiện tại các hồ chứa nước trong tỉnh đều đảm bảo an toàn.
Mưa đã làm 7 nhà dân ở xã Đa Thông (Thông Nông) bị ngập nước dưới 0,2 m; nước đã rút ngay sau đó, không có thiệt hại. Do mưa kéo dài, 20 ha lúa xuân chưa thu hoạch bị mọc mầm; 30 ha đỗ tương bị ngập úng. 2 đập dâng các phai Thoong Quang, xã Phù Ngọc và phai Giàng, thị trấn Xuân Hòa bị xói lở bên vai đập; 34m kênh xã Quý Quân (Hà Quảng) bị ảnh hưởng, hư hỏng.
Một số điểm giao thông nông thôn tại xã Đa Thông (Thông Nông) bị ngập cục bộ. Mưa lớn đã làm sạt lở 12.000 m3 đất tại 8 tuyến đường, gồm 3 tuyến liên xã huyện Hòa An: Trương Lương - Bình Long, Ngũ Lão - Nguyễn Huệ, thành phố Cao Bằng - Hồng Nam; 4 tuyến giao thông nông thôn, liên xã và 1 tuyến đường vành đai biên giới huyện Hạ Lang: Việt Chu - Quang Long, An Lạc -Đoài Côn, An Lạc - Kim Loan, Nà Quản - Bản Suối, xã Minh Long, Thái Đức - Thị Hoa.
Tại Lai Châu
Theo Báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN), tính đến chiều ngày 2/8, mưa lũ đã làm 2 người chết ở xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn; một số tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nông thôn tiếp tục bị sạt lở; mưa lũ cũng làm sạt lở nhiều kênh mương đất do Nhân dân tự đào; một số diện tích ruộng, hoa màu bị cuốn trôi...
Trong 2 ngày qua, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục Tây Bắc - Đông Nam nối với vùng xoáy thấp tồn tại trên khu vực Bắc Bộ phát triển từ mặt đất lên đến 5.000m dịch sang phía tây, đêm 31/7 Lai Châu đã có mưa to đến rất to, hầu hết các nơi trong tỉnh đều có lượng mưa lớn điển hình tại các trạm đo mưa như: Mường Tè 139 mm, Tà Tổng 115mm, Mường Mô 160mm, Nậm Tăm 99,5mm và đã xảy ra thiệt hại về người và giao thông.
Sáng 1/8, mưa lớn đã làm sạt lở đất, chết 2 người tại huyện Nậm Nhùn. Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN huyện Nậm Nhùn đã trực tiếp xuống địa bàn và cùng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN bản Huổi Đanh, xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn tổ chức hỗ trợ mai táng phí cho gia đình nạn nhân. Cùng với đó, mưa lũ cũng làm một số tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nông thôn tiếp tục bị sạt lở./.
Hồng Quyên (tổng hợp)