当前位置:首页 > Cúp C1 > 【trận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia luxembourg】Không “chốt cứng” tỷ lệ phân phối kinh phí công đoàn

【trận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia luxembourg】Không “chốt cứng” tỷ lệ phân phối kinh phí công đoàn

2025-01-25 18:03:19 [La liga] 来源:88Point
Phiên thảo luận toàn thể về Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi

Không luật hóa tỷ lệ phân phối

Sẽ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ tám,ôngchốtcứngtỷlệphânphốikinhphícôngđoàtrận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia luxembourg Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi (Dự thảo) đã được thảo luận tại hội trường sáng qua (24/10). Trước đó, các vị đại biểu Quốc hội nhận được báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Dự thảo ngày 2/10/2024. Nhưng ngày 17/10/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo thay thế, “cập nhật, tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở ý kiến của cấp có thẩm quyền”.

Liên quan đến quy định về phân phối kinh phí công, vấn đề còn có ý kiến khác nhau qua nhiều vòng thảo luận, ở báo cáo ngày 2/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chỉ giữ lại một phương án. Đó là kinh phí công đoàn sau khi thu, thì phân phối cho công đoàn cơ sở, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệpquản lý, sử dụng là 75% và cho công đoàn cấp trên quản lý, sử dụng là 25%.

Tại báo cáo trình bày trước khi Quốc hội thảo luận ở kỳ họp này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, trên cơ sở ý kiến của cấp có thẩm quyền, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, trên cơ sở đề xuất của cơ quan soạn thảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo chỉnh lý quy định về phân phối kinh phí công đoàn. Việc chỉnh lý theo hướng bổ sung quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chínhcông đoàn.

Dự thảo quy định, tài chính công đoàn được sử dụng phục vụ hoạt động công đoàn và bảo đảm các nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp. Tổ chức công đoàn các cấp thực hiện công tác kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

“Dự thảo được chỉnh lý theo hướng không quy định trong luật việc phân phối kinh phí công đoàn khi có nhiều tổ chức đại diện của người lao động để bảo đảm linh hoạt, hài hòa”, bà Thúy Anh cho hay.

Ngoài ra, Dự thảo cũng bổ sung quy định: “Sau khi thống nhất với Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, phân cấp thu, phân phối và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công đoàn” và giao Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. 

Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng, quy định này sẽ làm tăng thêm thủ tục, chỉ nên quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, phân cấp thu, phân phối và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công đoàn.

Đại biểu Tô Văn Tám cũng đề nghị Dự thảo cần quy định nguyên tắc phân chia kinh phí công đoàn và nên giao Tổng Liên đoàn quyết định để đảm bảo sự linh hoạt và quyền tự quyết của tổ chức này.

Cũng đồng tình không luật hóa phân phối kinh phí công đoàn, song đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho rằng, Dự thảo cần có quy định đảm bảo cơ chế để thực hiện và nên giao quyền quy định vấn đề này cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý.

Có cùng lo ngại quy định “sau khi thống nhất với Chính phủ…” sẽ làm tăng thêm thủ tục, gây khó khăn cho hoạt động của công đoàn, đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) đề nghị trao toàn quyền phân phối kinh phí công đoàn cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Chi đầu tưnhà ở xã hội có phù hợp

Cũng liên quan tài chính công đoàn, thảo luận tại Kỳ họp thứ bảy, có ý kiến đại biểu cho rằng, nội dung chi đầu tư nhà ở xã hội không phải là khoản chi của tài chính công đoàn, mà là một hình thức đầu tư. Khi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bán nhà ở xã hội, thì sẽ hình thành nguồn tài chính thu lại. Vì vậy, đề nghị đưa ra nguyên tắc quản lý đối với khoản đầu tư này, ví dụ như nguyên tắc bảo toàn vốn.

Giữ quyền gia nhập công đoàn của lao động là người nước ngoài

Thảo luận tại Kỳ họp thứ bảy, bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình phương án quy định bổ sung quyền gia nhập công đoàn của lao động là người nước ngoài, thì cũng còn nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc kỹ, vì chưa có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để quy định, chưa đánh giá kỹ tác động tới an ninh, chính trị, trật tự xã hội…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo chỉnh lý Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi theo hướng giữ quy định “người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên thì có quyền gia nhập công đoàn, hoạt động tại công đoàn cơ sở.

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读