【ket qua vdqg nga】Chuyên gia Việt Nam phân tích nội dung Philippines kiện Trung Quốc
Hồ sơ do Philippines đệ trình Tòa Trọng tài Thường trực gồm 15 nội dung,ệtNamphntchnộidungPhilippineskiệnTrungQuốket qua vdqg nga nhưng chỉ có 7 nội dung thuộc thẩm quyền của PCA
Tại cuộc tọa đàm do báo điện tử VOV thực hiện chiều 11/7, 2 vị khách mời là Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, và Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ ngoại giao, Học viện Ngoại giao, đã phân tích các nội dung trong hồ sơ Philippines kiện Trung Quốc lên Tòa Thường trực Trọng tài Quốc tế.
Là một người nghiên cứu luật lâu năm, bà Phạm Lan Dung, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Ngoại giao, Học viện Ngoại giao, lưu ý, phán quyết của Tòa Trọng tài theo phụ lục 7 sẽ không giải quyết 2 vấn đề là chủ quyền và phân định biển. Điều này có nghĩa là Tòa sẽ không đưa ra quyết định rằng các thực thể ở Biển Đông là thuộc quốc gia nào cũng như không phân định các vùng biển chồng lấn.
Bà Phạm Lan Dung, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Ngoại giao, Học viện Ngoại giao
Trong thông báo của Tòa về thời điểm đưa ra phán quyết Tòa cũng nhấn mạnh hai điểm nói trên nhằm bác bỏ những lập luận của Trung Quốc muốn xuyên tạc và phủ nhận phán quyết của Tòa.
Quy chế pháp lý của các thực thể trên Biển Đông
Bà Phạm Lan Dung dự đoán, phán quyết của Tòa sẽ liên quan đến qui chế pháp lý của các thực thể ở Biển Đông. Theo đó, Tòa sẽ đưa ra quyết định xác định là các thực thể mà Philippines nêu trong đơn kiện là đảo hay là đá hay bãi lúc nổi lúc chìm.
Việc Philippines nêu ra trong đơn kiện về vấn đề này là nhằm làm rõ các vùng biển được xác định từ các thực thể này trên cơ sở đó hạn chế các vùng biển chồng lấn và giảm thiểu khả năng leo thang tranh chấp giữa các nước có liên quan trong khu vực.
Theo bà Phạm Lan Dung, việc Tòa xác định quy chế pháp lý của các thực thể được coi là một thành công lớn của Luật quốc tế và Luật Biển quốc tế bởi từ trước đến nay đã có rất nhiều vụ kiện mà các bên nêu ra yêu cầu xác định quy chế pháp lý của các thực thể nhưng chưa có một tòa án nào trả lời trực tiếp câu hỏi đó.
Bà Phạm Lan Dung dự đoán, Tòa PCA sẽ trả lời trực diện câu hỏi nêu trên. Trong đơn kiện của Philippines cũng đề cập đến 2 thực thể là bãi Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây mà theo bà Phạm Lan Dung dự đoán PCA nhiều khả năng sẽ ra phán quyết là bãi lúc nổi lúc chìm. Ngoài ra, Philippines cũng yêu cầu PCA phải xác định 2 thực thể này nằm trong thềm lục địa của Philippines.
Một phiên tranh trụng tại Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế ở La Hay, Hà Lan (Ảnh: PCA)
Đường 9 đoạn- yêu sách quá mức và vấn đề cực kỳ phức tạp
Liên quan đến “đường lưỡi bò”, bà Phạm Lan Dung cho rằng, đây là vấn đề cực kỳ phức tạp. Theo dự đoán ban đầu của bà Phạm Lan Dung, nhiều khả năng Tòa sẽ đưa ra phán quyết rằng, yêu sách “đường lưỡi bò”- với nghĩa là yêu sách về các vùng biển- không phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Tuy nhiên, việc Tòa có thể mở rộng hơn nữa phán quyết của mình và phủ nhận “đường lưỡi bò” ở các khía cạnh khác hay không vẫn còn là một câu hỏi để ngỏ.
Theo bà Phạm Lan Dung, yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc được các học giả trên thế giới nghiên cứu rất kỹ lưỡng và coi như là một trong những yêu sách quá mức.
Nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ được công bố vào cuối năm 2015 cho thấy, đến thời điểm đó, Trung Quốc vẫn chưa thể làm rõ Trung Quốc muốn yêu sách gì thông qua “đường lưỡi bò”. Tất cả những gì Trung Quốc đề cập đến “đường lưỡi bò” là hết sức mập mờ.
Tuy nhiên, các học giả đã nghiên cứu từ nhiều góc độ và đi đến kết luận, bất kể yêu sách “đường 9 đoạn” là yêu sách về vùng biển, về chủ quyền hay về đường qui thuộc biển… đều không phù hợp với các quy định của UNCLOS.
Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định, kể cả khi mở rộng ra và áp dụng luật quốc tế nói chung, cũng sẽ không có cơ sở pháp lý và thực tiễn nào để Trung Quốc đưa ra yêu sách phi lý như “đường 9 đoạn”.
Bà Phạm Lan Dung cho rằng, phán quyết của PCA ngày 12/7 sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với tình hình tranh chấp ở Biển Đông nói riêng và luật quốc tế nói chung. Tuy nhiên, bà Phạm Lan Dung cũng đề cập đến khả năng PCA từ chối không đưa ra phán quyết về vấn đề này bởi cho đến nay, PCA vẫn chưa quyết định Tòa có thẩm quyền ra phán quyết về “đường 9 đoạn” hay chưa.
Dù khả năng này là rất thấp nhưng nếu PCA đi theo hướng này dù vì bất kỳ lý do gì thì đây cũng là một thất bại rất lớn của luật quốc tế, Luật Biển và cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ tại cuộc Tọa đàm.
Cùng chung quan điểm này, Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng, vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông là vấn đề rất phức tạp nhất là trong bối cảnh Trung Quốc cố tình đưa ra rất nhiều thông tin gây nhiễu và đánh lạc hướng dư luận.
Ba nhóm nội dung trong Hồ sơ vụ kiện
Tiến sĩ Trần Công Trục nói rõ, trong đơn kiện của mình, Philippines nêu ra 15 vấn đề đề nghị Hội đồng Trọng tài của PCA phán xử. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, PCA nhận thấy có một số điểm thuộc thẩm quyền xét xử của mình đối với đơn kiện đơn phương của Philippines.
PCA cũng ra thông cáo báo chí khẳng định, Tòa Trọng tài theo phụ lục 7 của UNCLOS có thẩm quyền xem xét 7 trong số 15 vấn đề mà Philippines nêu ra. 8 nội dung khác liên quan đến vấn đề chủ quyền, quyền thụ đắc lãnh thổ hay vùng chồng lấn và phân định biển sẽ không được PCA thụ lý.
Từ đó, theo ông Trần Công Trục, có thể quy ra 3 nhóm vấn đề chính liên quan đến phán quyết sắp tới của PCA:
1. Philippines yêu cầu PCA bác cơ sở pháp lý của yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Khi đưa ra yêu sách này, Trung Quốc thường xuyên nói rằng, họ có chủ quyền lịch sử trong khu vực nằm trong phạm vi “đường lưỡi bò”.
Tuy nhiên, Philippines nêu rõ, điều này không nằm trong điều 9 của UNCLOS nên cách lý giải của Trung Quốc là cách áp dụng và giải thích sai UNCLOS. Chính vì thế, Philippines yêu cầu Tòa phán xét và bác bỏ cơ sở pháp lý của “đường 9 đoạn”.
2.Philippines đề nghị Tòa xem xét một số thực thể hiện đang bị Trung Quốc cải tạo thành đảo nhân tạo và xây dựng căn cứ quân sự phi pháp trên đó cũng như bãi cạn Scarborough và một số bãi cạn khác nằm trong quần đảo Trường Sa là đảo theo đúng điều 111 của UNCLOS hay không hay chỉ là đá và bãi cạn lúc nổi lúc chìm hoặc hoàn toàn chìm dưới mặt nước.
Điều này liên quan trực tiếp đến hiệu lực xác định vùng biển của các thực thể đó. Nếu đó là đảo nhưng quá nhỏ bé và không thích hợp cho người ở và không có đời sống kinh tế riêng thì các thực thể này sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý. Ngược lại thì các thực thể này có thể được phép thiết lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý.
Trong trường hợp các thực thể đó không phải là đảo mà chỉ là các bãi cạn nửa nổi nửa chìm hay là đá, các thực thể này sẽ không có giá trị trong việc xác định vùng biển của các thực thể đó.
Nếu các thực thể này nằm trong khu vực 12 hải lý cách các đảo theo đúng định nghĩa của UNCLOS thì các thực thể này có thể trở thành một điểm để tính lãnh hải 12 hải lý hoặc thậm chí là các vùng khác nữa.
Tuy nhiên, nếu các thực thể này nằm ngoài phạm vi đó thì sẽ không có giá trị để tính lãnh hải 12 hải lý nữa. Dù có bên nào xây dựng các công trình nhân tạo trên các thực thể đó thì cũng chỉ được tính khu vực 500m bao quanh các thực thể đó. Chính vì thế, Philippines muốn Tòa phân biệt rõ các thực thể nói trên.
3. Philippines yêu cầu Tòa bác bỏ hành vi ngăn cản người Philippines- kể cả các lực lượng thực thi pháp luật- thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình trên vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế mà theo UNCLOS Philippines có chủ quyền.
Ngoài ra, Philippines cũng muốn Tòa lên án hành vi cải tạo, phá hoại môi trường biển, khai thác một cách quá mức ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của các sinh vật biển.
Đây là 3 nhóm vấn đề chính được trông đợi nhất trong phán quyết của PCA ngày 12/7./.
Theo Nhóm PV/VOV.VN
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/378a799222.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。