Cán bộ Ban Tiếp công dân tỉnh Lào Cai tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân. Ảnh: MẠNH DŨNG Những năm gần đây,ườiđứngđầutronggiảiquyếtkhiếunạitốkết quả bóng đá tây ban nha đêm qua tỉnh Lào Cai đã tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC). Qua đó thấy rõ hơn vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp ở Lào Cai đối với lĩnh vực công tác này. Đây cũng là bài học quan trọng của Đảng bộ Lào Cai từ quá trình triển khai thực hiện các chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương (nhất là Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị) và các văn bản chỉ đạo của tỉnh về tiếp công dân, giải quyết KNTC trên địa bàn. Thực tiễn ngoài ý muốn Mới đây, cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai đã vào cuộc xử lý triệt để hai công trình vi phạm tồn tại gây bức xúc dư luận trong thời gian dài. Đó là, nhà hàng Martin Club trên địa bàn phường Bắc Cường, TP Lào Cai và công trình phức hợp hàng nghìn mét vuông tại khu vực Đền Bảo Hà, huyện Bảo Yên. Quyết tâm của tỉnh Lào Cai trong giải quyết triệt để hai vụ việc nêu trên đã góp phần củng cố niềm tin của quần chúng vào cấp ủy, chính quyền và sự nghiêm minh của pháp luật. Là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo xử lý vụ vi phạm đất đai ở khu vực Đền Bảo Hà, Bí thư Huyện ủy Bảo Yên Dương Đức Huy chia sẻ: Hiệu quả công tác giải quyết KNTC và khắc phục sai phạm trong lĩnh vực này là môi trường tốt để rèn luyện bản lĩnh, sự trung thực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đồng thời cũng là địa hạt để “sàng” và “lọc” cán bộ. Được biết, ba năm gần đây tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận hơn 12.200 đơn, thư khiếu nại, kiến nghị, tố cáo từ nhiều nguồn (riêng năm 2016 tiếp nhận 4.073 đơn, thư). Các cơ quan chức năng của tỉnh đã tiếp gần 14.300 lượt công dân, trong đó có 71 đoàn đông người. Tỉnh đã tham mưu xử lý 12.187 đơn thư. Trong đó đã xử lý 2.805 đơn khiếu nại, 672 đơn tố cáo và 8.810 đơn kiến nghị, phản ánh khác. Đại diện lãnh đạo Thanh tra tỉnh cho biết: Nội dung kiến nghị, khiếu nại của công dân tập trung ở lĩnh vực đất đai (1.375 vụ, việc), liên quan đến lĩnh vực hành chính (105 vụ, việc), về chính sách (64 vụ, việc), tài sản (54 vụ, việc)... và các kiến nghị phản ánh (10.501 vụ, việc). Phân tích 798 vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền các cấp của tỉnh đã giải quyết xong, chỉ có 19 vụ khiếu nại đúng, 140 vụ khiếu nại có đúng, có sai, còn lại phần lớn là khiếu nại sai. Thực tế cho thấy tình trạng đơn thư KNTC ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai có thời kỳ gia tăng, diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó, một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát việc giải quyết KNTC, chưa coi trọng tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc và giải quyết triệt để vấn đề khi mới phát sinh. Một số địa bàn chậm triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ... Nguyên nhân của tình hình nêu trên do tốc độ đô thị hóa trên địa bàn phát triển nhanh; quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp; các dự án lớn được triển khai xây dựng nhiều; một số chính sách, pháp luật có nhiều thay đổi, nhất là trong lĩnh vực đất đai, về chính sách đền bù, hỗ trợ và tái định cư... chưa phù hợp. Trong đó, yếu tố có tính chất quan trọng hơn cả là những mặt hạn chế của người thực thi công vụ. Phẩm chất, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị chuyên ngành, liên quan công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC chưa ngang tầm với tình hình, nhiệm vụ. Là tỉnh miền núi, biên giới, khi hiểu biết về pháp luật của một bộ phận dân cư hạn chế nhưng việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được quan tâm đúng mức; mặt khác, một số đối tượng lợi dụng quyền KNTC, lợi dụng dân chủ, lợi ích cá nhân cố tình KNTC kéo dài, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội... Vai trò cấp ủy, người đứng đầu Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Lào Cai đã có sự chuyển biến tích cực trong công tác tiếp, giải quyết KNTC của công dân. Sự thay đổi song hành đòi hỏi từ thực tiễn; từ quá trình khắc phục hạn chế yếu kém; cùng yêu cầu vận dụng đúng, kịp thời những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, trong lĩnh vực công tác này. Đối với Lào Cai, quá trình nêu trên gắn liền với triển khai Đề án "tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giải quyết KNTC trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015"; Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết KNTC... Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh ban hành Chỉ thị tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong giải quyết khiếu nại hành chính và tham gia tố tụng hành chính (Chỉ thị số 16/CT-UBND-2016). Chỉ thị đã đề ra yêu cầu, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tiếp công dân và giải quyết KNTC. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai Hà Thị Nga cho biết: Quá trình này cấp ủy đảng, chính quyền các cấp toàn tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tiếp công dân, giải quyết KNTC. Thường trực cấp ủy trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo việc tiếp công dân; phân công cấp ủy viên phụ trách địa bàn, theo dõi, chỉ đạo công tác tiếp dân, giải quyết KNTC. Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cùng cấp phối hợp chỉ đạo, kiểm tra việc tiếp dân, giải quyết vụ việc KNTC kịp thời, đúng pháp luật ngay từ khi mới phát sinh ở cơ sở. Tỉnh Lào Cai đã thành lập, củng cố và kiện toàn ban tiếp công dân tại bốn cấp hành chính; ban hành các văn bản, quy chế, quy định về trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân, giải quyết đơn, thư KNTC. Ban tiếp công dân các cấp được chỉ đạo tập trung nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tiếp dân; tham mưu xử lý đơn thư KNTC đúng quy định của pháp luật. Tỉnh đã ban hành 1.814 văn bản hướng dẫn công dân gửi đơn; chỉ đạo, chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 2.597 đơn của công dân. Bảo đảm pháp luật và quyền lợi người dân được tôn trọng, Lào Cai đã tổ chức tuyên truyền gần 18 nghìn buổi cho 25 nghìn lượt cán bộ, công chức và nhân dân trong tỉnh; cấp phát 71.227 cuốn tài liệu, sách luật, các phương tiện thông tin đại chúng, pa-nô, áp-phích… các nội dung trong Luật Tiếp công dân. Các cấp, các ngành tổ chức triển khai hơn 60 lớp tập huấn, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, lồng ghép pháp luật về công tác thanh tra, KNTC, phòng, chống tham nhũng cho hơn năm nghìn lượt người. Mặt khác, năm 2016, tỉnh Lào Cai đã tiến hành 21 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện pháp luật về KNTC; 105 đơn vị được thanh tra, kiểm tra trách nhiệm. Qua đó phát hiện 12 tổ chức và 12 cá nhân có vi phạm, phải kiểm điểm rút kinh nghiệm. Trong đó, năm 2016, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tiếp nhận và hoàn thành tham mưu xử lý 102 đơn tố cáo, khiếu nại, kiến nghị của công dân. Tổ chức đi xác minh, nắm tình hình liên quan đến 17 đơn tại một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh như: Thành ủy Lào Cai, huyện Bảo Yên, huyện Văn Bàn, xã Trịnh Tường, xã Cốc Mỳ - huyện Bát Xát, Sở Nội vụ Lào Cai,... Cùng năm, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã tiếp 40 lượt công dân, tiếp nhận 126 đơn, gồm 73 đơn tố cáo, liên quan đến 71 đảng viên, trong đó có 46 đảng viên là cấp ủy viên các cấp. Từ thực tiễn nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lào Cai Tăng Ngọc Phòng nêu bài học về phối hợp, cộng đồng trách nhiệm của các cơ quan chức năng, liên quan trong xử lý, giải quyết đơn thư KNTC là hết sức cần thiết, cần được tăng cường. Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết KNTC, tỉnh Lào Cai cần tiếp tục phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan. Tăng cường quản lý nhà nước và thanh tra trách nhiệm về tiếp công dân và giải quyết KNTC, nhất là các vụ việc có nhiều bức xúc, phức tạp. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong cộng đồng với nhiều hình thức sáng tạo, hiệu quả hơn. Mặt khác, cần tiếp tục đổi mới, tăng cường việc giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh và Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong công tác tiếp dân, giải quyết KNTC đúng pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Đồng thời, kết hợp việc giải quyết KNTC với việc xử lý cán bộ, đảng viên có sai phạm. Theo LÊ MẬU LÂM, QUỐC HỒNG/nhandan.com.vn |