【kqbd real sociedad】“Thắt lưng buộc bụng” thời Covid

that lung buoc bung thoi covid 19Doanh nghiệp có được gia hạn nộp thuế do gặp khó khăn vì dịch Covid-19?ắtlưngbuộcbụngthờkqbd real sociedad
that lung buoc bung thoi covid 19Bệnh nhân Covid-19 thứ 133 điều trị tại BV Bạch Mai trước khi phát hiện dương tính
that lung buoc bung thoi covid 19Hải quan Đà Nẵng: Lo ngại dịch Covid-19 ảnh hưởng khó lường đến kết quả thu
that lung buoc bung thoi covid 19Thủ tướng: Màu áo xanh thanh niên sẽ là tấm gương quý thúc đẩy ngăn ngừa dịch bệnh
that lung buoc bung thoi covid 19
DN đều đang nỗ lực lên phương án tiết giảm chi phí. Ảnh: H.Dịu

Tiết giảm tối đa

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid -19 và thị trường dầu mỏ, nhằm nâng cao công tác quản trị, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, Tập đoàn cùng các đơn vị một mặt phải nỗ lực “chèo lái qua giông bão”, mặt khác phải biết cách chắt lọc cơ hội trong nguy cơ để có thể vực lại tình hình sản xuất kinh doanh một cách nhanh nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, PVN đề nghị các đơn vị tập trung rà soát công việc, tăng cường quản trị, triển khai các giải pháp nhằm tiết giảm chi phí và nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đưa ra các kịch bản đối phó…

Để tiết kiệm chi phí trong sản xuất, kinh doanh, PVN đã tiến hành cắt giảm hội họp, giao lưu... tăng cường quản trị chi phí tối ưu, triển khai áp dụng các công cụ, giải pháp nhằm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất lao động. Trong đó, PVN tập trung vào ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường sáng kiến, sáng chế, giải pháp cải tiến kỹ thuật… Đáng kể nhất là việc thường xuyên bổ sung, hoàn thiện các định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu. PVN cũng áp dụng hình thức họp trực tuyến trong chỉ đạo, điều hành và xử lý các công việc, hạn chế tối đa họp trực tiếp để tiết kiệm chi phí đi lại, ăn, ở và phòng tránh dịch bệnh.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Khánh, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại cơ khí Cửu Long cho biết, là một DN sản xuất các sản phẩm cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, nên DN phải sử dụng nhiều điện năng. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các đơn hàng giảm nhẹ, để tiết giảm chi phí, DN đã tăng giờ làm tại các thời gian thấp điểm để có thể sử dụng điện giá rẻ. Ngoài ra, để tránh việc thiết bị cũ “ngốn” nhiều điện năng, DN cũng đã đầu tư thêm trang thiết bị mới với công nghệ hiện đại, có thể giảm thời gian sản xuất trong khi chất lượng, mẫu mã lại đẹp hơn.

Có thể thấy, trong khó khăn chung, các DN đều phải “thắt lưng buộc bụng” để giảm thiểu thiệt hại. Thậm chí, có chuyên gia còn cho rằng, các DN có thể chuyển sang trạng thái “ngủ đông”, nghĩa là tạm đóng băng hoạt động kinh doanh, cắt giảm tối đa chi phí trong vài ngày, hoặc vài tuần. Bởi rõ ràng, doanh thu sụt giảm, thậm chí là không có hoặc về âm nhưng chi phí cố định vẫn tiếp tục phát sinh, ăn mòn vào vốn chủ sở hữu thì hệ lụy DN thua lỗ, phá sản là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Giảm chi phí hỗ trợ lẫn nhau

Cùng với việc tự bản thân DN phải lên các phương án tiết giảm chi phí, thì việc các cơ quan, tổ chức cũng như DN khác cùng hỗ trợ nhau là điều cần thiết. Bởi nhiều loại chi phí, không phải DN muốn là có thể giảm được. Về vấn đề này, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã từng đưa ra lời kêu gọi, khuyến khích các DN cung ứng không tăng giá dịch vụ, giá cước vận tải, giá vật tư trong thời gian tới và cố gắng giảm giá, cước phí cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nhiều DN cũng đưa ra lời than phiền về các loại phí ngân hàng còn cao, như phí chuyển khoản trong và ngoài hệ thống. Điều này càng ảnh hưởng hơn khi trong bối cảnh dịch bệnh lây nhiễm, các DN được khuyến khích tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử. Vì vậy, các DN thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đề xuất miễn phí chuyển khoản trong hệ thống, giảm phí chuyển khoản ngoài hệ thống (đề nghị giảm 50%). Với phí dịch vụ thanh toán, các DN đề xuất miễn phí báo tiền về thuộc TT/TTR (điện chuyển tiền) và giảm phí đối với các phương thức còn lại. Các dịch vụ khác cũng giảm phí để hỗ trợ trong thời gian khó khăn hiện nay.

Điều đáng mừng là sau nhiều đề xuất của DN cũng như chỉ đạo của cơ quan quản lý, các ngân hàng đã và đang tiếp tục có động thái miễn, giảm phí chuyển tiền liên ngân hàng với giao dịch nhỏ; miễn, giảm lãi vay... Hoặc như chi phí mặt bằng kinh doanh, quan sát cho thấy, nhiều chủ mặt bằng đã bắt đầu giảm giá cho thuê từ 10-50% để hỗ trợ DN, cá nhân thuê kinh doanh…

Những vấn đề trên cho thấy, đang có rất nhiều cách thức để giúp DN vượt qua giai đoạn khủng hoảng hiện nay. Tuy nhiên, những cách thức này phải được thực hiện không thể chỉ là hô hào, mà phải bằng các hành động cụ thể, bằng sự chung tay của nhiều phía “cơ hội” sống sót của DN sẽ nhiều hơn.

Cúp C2
上一篇:Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
下一篇:Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa