Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp,ọctrựctuyếnmùadịkết quả trận shanghai shenhua nhiều trường trên cả nước đã chuyển sang hình thức học trực tuyến.
Mới đây, Bộ GD-ĐT cũng đã có văn bản hướng dẫn việc học trực tuyến tại nhà và công nhận kết quả đánh giá của hình thức học này. Đây được cho là giải pháp hữu hiệu khi học sinh không thể đến trường. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, để việc học trực tuyến hiệu quả, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, sự đồng hành của phụ huynh và đặc biệt là sự tự giác của mỗi học sinh.
Học trực tuyến là giải pháp hữu hiệu trong mùa dịch khi học sinh không thể đến trường. (Ảnh minh họa, VTC News) |
Bố mẹ cũng phải học lại
Chị Nguyễn Thanh Cảnh (Thanh Xuân, Hà Nội, phụ huynh trường Vietschool) cho biết, mỗi lớp học của con có khoảng 20 học sinh qua phần mềm Zoom, mỗi ca học kéo dài 40 phút. Chị Cảnh cho rằng, đây là hình thức học khá mới, nhưng nhờ sự hướng dẫn của thầy cô, các con vẫn trật tự lắng nghe, không làm gián đoạn lớp học. Do đó, việc học khá hiệu quả.
Chị Nguyễn Thanh Hà (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, học trực tuyến giúp các con duy trì thói quen hoc tập hàng ngày, tuy nhiên, nếu để một mình con học thì sẽ rất khó, đặc biệt là học sinh ở bậc tiểu học. “Nếu như học trên lớp, con có thể tương tác trực tiếp với giáo viên và các bạn, thì ở nhà chỉ nhìn vào màn hình máy tính hay TV để học, nên con sẽ không tập trung được lâu. Những lúc này, tôi phải ngồi cạnh để học cùng con. Những chỗ nào cô giáo giảng nhanh, thì sau đó tôi sẽ phải giảng lại. Cũng có những phần ngay cả bản thân mình nghe cũng chưa hiểu, lại phải ghi chú lại để tìm hiểu lại và giảng cho con".
Những ngày này, vợ chồng Vũ Xuân Cường (Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) có con học lớp 5 cũng phải sắp xếp lại công việc để cùng con học bài buổi tối. Nếu như trước kia, việc học tại nhà của con trai anh Cường chủ yếu là làm phiếu bài tập do cô giáo phát về, bố mẹ chỉ cần hướng dẫn những bài khó, thì nay, vợ chồng anh phải tạm gác mọi việc để ngồi học trực tuyến cùng con. “Các con thường chỉ có thể tập trung vào đầu tiết học, nhưng sau đó sẽ dần chán khi nhìn vào màn hình máy tính thời gian dài, thậm chí có ngày còn ngủ gật khi đang học, nên bố mẹ phải ngồi cạnh để học cùng con. Qua đó, có thể hiểu được chương trình mà nhà trường đang dạy và dễ dàng hướng dẫn con học tại nhà”, anh Cường cho biết.
Anh Vũ Xuân Cường cũng thú thực rằng, do lâu ngày không học, nên cũng có bài học khiến phụ huynh loay hoay, đôi khi phải nhờ đến sự trợ giúp của giáo viên.
Chỉ hiệu quả khi nhà trường và phụ huynh cùng đồng hành
Ông Nguyễn Trường Giang, đại diện trường Vietschool (Hà Nội) cho rằng, chưa bao giờ, việc học online được quan tâm và triển khai nhiều như thời điểm dịch Covid-19. Dù mới áp dụng, song hình thức học này cũng đạt được những hiệu quả nhất định. Là trường đầu tư mạnh tay với hơn 6 tỷ đồng cho việc trả lương cho giáo viên dạy trực tuyến, giáo viên phải nghỉ dạy do dịch và miễn 100% phí ôn tập trực tuyến đến hết tháng 4/2020. Dù có sự đầu tư lớn về nguồn lực, song ông Giang cũng cho rằng, yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả của việc học này nằm ở sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.
Ông Giang cho biết thêm, để nâng cao chất lượng học trực tuyến, trường Vietschool còn liên tục tổ chức các kỳ thi thử trực tuyến để đánh giá năng lực học sinh. Các kỳ thi này đều được Ban giám hiệu nhà trường giám sát nghiêm ngặt. Kỳ thi thử dưới hình thức phỏng vấn 1-1 được đánh giá là giải pháp linh hoạt, đem đến sự an tâm cho phụ huynh học sinh trong mùa dịch bệnh.
Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cũng cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, học sinh không thể đến trường, giải pháp duy nhất là học online. Khác với hình thức học trên lớp có sự hướng dẫn, tương tác cũng như giám sát trực tiếp của giáo viên với học sinh, học trực tuyến đòi hỏi tính tự giác của học sinh rất cao. “Vì các em tự học ở nhà, nên việc học ra sao phần lớn phụ thuộc vào chính bản thân mỗi em có ý thức học hay không. Còn với những học sinh nhỏ hơn, thì cần sự đồng hành của phụ huynh để giúp các con khắc phục những hạn chế của việc học này. Việc sắp xếp thời gian học hợp lý cũng giúp việc học hiệu quả hơn”, thầy Hiếu cho biết./.