【số liệu thống kê về vfl wolfsburg gặp hoffenheim】Doanh nghiệp cần nâng cao tâm thế trong hội nhập
Trên đây là các nhận định của nhiều chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn lớn Việt Nam tại Diễn đàn CEO với chủ đề “Nâng cao tâm và thế cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức chiều 1-4 tại Hà Nội.
Tại diễn đàn, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương nhận định, mặc dù có những khó khăn, thử thách nhưng sự “hứng khởi” của các doanh nghiệp trong hội nhập thời gian qua là Việt Nam đã ký kết được nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với nhiều khác biệt.
Theo đó, các FTA này có một “đẳng cấp” cao hơn, mang “tính mẫu mực” của thế kỷ XXI với nhiều điều khoản mới, mặc dù có thể gây khó khăn cho một nước “đi sau” như Việt Nam. Bên cạnh đó, các FTA này được Việt Nam ký kết với hàng loạt các đối tác lớn, đứng đầu thế giới về phát triển kinh tế. Nếu hợp tác tốt, kinh tế Việt Nam không có lý do gì để không “bay” lên.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra, theo TS. Trần Đình Thiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với hàng rào phi thuế quan chặt chẽ từ các quốc gia. Khi so với cách đây 5 năm, những điều kiện phi thuế quan trong khối các nước ký kết Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tăng lên gấp 5 lần. Hơn nữa, khi thuế suất xuống còn 0%, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt về giá nên cần một chiến lược phát triển mới về công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chính từ những khó khăn, hạn chế này, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Việt Nam đã có nhiều cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để nuôi dưỡng doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, chúng ta cần có sự thay đổi mạnh hơn nữa về thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực. Không những thế, các doanh nghiệp trong nước phải có sự liên kết với nhau, đừng vì cạnh tranh mà tiêu diệt lẫn nhau.
“Tôi nghĩ rằng doanh nghiệp Việt Nam đã biết rõ về hội nhập và biết sẽ phải làm gì để tăng sức cạnh tranh. Nhưng vấn đề là doanh nghiệp không biết mình phải cạnh tranh với ai, cạnh tranh như thế nào. Vì thế, tôi hy vọng sắp tới Nhà nước sẽ ban hành đạo luật hỗ trợ sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp”, TS. Trần Du Lịch nhận định.
Cũng tại diễn đàn, lãnh đạo các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều ý kiến để chờ mong sự thay đổi từ Nhà nước trong việc giúp đỡ doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty TNHNN MTV Vissan cho rằng, sự phục hồi nền kinh tế Việt Nam vừa qua là minh chứng cho thấy những cải cách của Chính phủ là phù hợp, nhưng vẫn chưa đủ. Doanh nghiệp cần thủ tục hành chính cần tinh gọn hơn nữa và Việt Nam cần có doanh nghiệp “đầu tàu” trong phát triển kinh tế.
Còn theo ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen, Việt Nam đã có quyết định dũng cảm khi hội nhập, hợp tác với nhiều quốc gia phát triển nhất thế giới, bởi điều này sẽ tạo ra nhiều áp lực về cạnh tranh cho doanh nghiệp.
“Kinh tế muốn mạnh thì cộng đồng doanh nghiệp phải vững mạnh. Để có được điều đó, vai trò của Chính phủ hết sức quan trọng. Các cơ quan ban ngành phải hoạt động trên tình thần phục vụ doanh nghiệp để tạo ra môi trường kinh doanh tốt hơn. Hơn nữa, vấn đề vướng nhất vẫn là quản trị nội bộ, trong cả hệ thống doanh nghiệp lẫn các cơ quan quản lý nhà nước. Vấn đề này cần được cải thiện theo hướng minh bạch, thông suốt hơn”, ông Vũ cho hay.