【ty le keotv】Phải kết hợp đồng bộ các giải pháp

World Cup 2025-01-11 23:39:54 493
Nhiều giải pháp tháo điểm nghẽn logistics,ảikếthợpđồngbộcácgiảipháty le keotv nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa XNK
Cơ hội đầu tư trong năm 2023?
Phải kết hợp đồng bộ các giải pháp
PGS.TS. Ngô Trí Long.

Xin cho biết đánh giá của ông về kết quả tình hình kinh tế - xã hội quý 1/2023?

Trước hết, qua những kết quả phát triển kinh tế - xã hội của quý 1/2023 vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Mặc dù tăng trưởng năm 2022 rất cao, ở mức 8,02%, nhưng sang đến quý 1 năm nay, chúng ta vẫn chưa thể bứt phá. Nhìn vào kết quả trong 12 năm qua thì tốc độ tăng trưởng GDP quý 1 năm nay có thể coi là rất chậm, trong khi đó, mục tiêu tăng trưởng Quốc hội đề ra cho năm 2023 là 6,5%.

Như vậy, để thực hiện được mục tiêu này, 9 tháng còn lại quá nhiều thách thức. Theo Tổng cục Thống kê, nếu muốn đạt tăng trưởng 6,5% thì 3 quý còn lại, bình quân mỗi quý cần đạt được mức tăng trưởng tối thiểu 7,5%. Nguyên nhân tốc độ tăng trưởng GDP quý 1 đạt thấp là do kinh tế khó khăn, đơn hàng sụt giảm, trong khi đó chi phí sản xuất đầu vào tăng, nhiên liệu, chi phí vận tải, logistics đều tăng… nên các doanh nghiệp rất khó khăn. Chi phí tăng làm tăng áp lực lạm phát, chính điều này tiềm ẩn rủi ro cho kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể và khách quan, dù kết quả kinh tế - xã hội quý 1 vừa qua so với cùng kỳ năm trước không khả quan và còn nhiều “gập ghềnh”, nhưng so với xu thế khó khăn chung của khu vực và thế giới, chúng ta cũng cần ghi nhận đây là kết quả vẫn có điểm tích cực và không nên quá bi quan.

Nhiều dự báo cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục tăng lãi suất; năm 2023 thương mại quốc tế suy giảm, kinh tế thế giới có thể rơi vào suy thoái. Những điều này có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế Việt Nam, thưa ông?

Lãi suất tăng cao sẽ tạo nên áp lực tỷ giá với đồng Việt Nam, buộc Ngân hàng Nhà nước phải có chính sách điều chỉnh tỷ giá, trong khi mục tiêu của chúng ta vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô. Khi lãi suất tăng khiến đồng USD và EUR tăng giá thì các mặt hàng nhập khẩu là nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào cũng sẽ tăng giá, làm cho chi phí tăng cao. Khi lãi suất tăng, đồng USD tăng cũng làm cho áp lực chi phí vốn của các doanh nghiệp tăng cao, dẫn tới giá cao và tiêu thụ sẽ rất khó khăn. Vì thế, khả năng phục hồi của các doanh nghiệp gặp rất nhiều thách thức.

Khi kinh tế thế giới suy giảm và được dự báo là có khả năng suy thoái, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của các nước, hay các đơn hàng quốc tế đối với Việt Nam chắc chắn sẽ giảm, khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu của chúng ta cũng giảm theo. Thực tế, hoạt động xuất khẩu đã giảm rất rõ trong quý 1. Tình hình như vậy sẽ rất khó khăn cho hoạt động của một số ngành trong thời gian tới, đặc biệt là những ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn như da giày, dệt may hay ngành sản xuất linh kiện điện tử... và những ngành cần nhiều vốn để hoạt động như bất động sản.

Lạm phát thế giới vẫn ở mức cao, lãi suất USD tiếp tục tăng và cũng ở mức cao, nguyên liệu sản xuất trong nước phụ thuộc vào bên ngoài. Trong bối cảnh đó, sức ép đối với lạm phát trong nước là rất lớn. Điều này ảnh hưởng ra sao đến điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam?

Về mặt nguyên lý, khi lạm phát tăng cao thì phải tăng lãi suất. Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế trong bối cảnh lạm phát thế giới đang tăng cao lại đặt mục tiêu giảm lãi suất là cần xem xét lại.

Trong tình hình của Việt Nam, mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay đặt ra cao hơn năm trước. Nhưng tại sao quý 1 vừa qua, cả cung ứng tiền lẫn tăng trưởng tín dụng đều chỉ bằng một nửa cùng kỳ năm trước? Nguyên nhân trước hết là do hoạt động của các doanh nghiệp còn rất khó khăn. Mà khi khó khăn, nguồn vốn để doanh nghiệp hoạt động không cần nhiều, bởi khó khăn mà vay vốn nhiều thì lại ôm nợ vào để trả lãi cao. Hai là, doanh nghiệp đang rất khó khăn, cho nên điều kiện vay vốn cũng rất khó đáp ứng, dẫn đến ngân hàng không thể cung ứng tiền, tín dụng không tăng được.

Thời gian qua đã phát sinh mâu thuẫn là mặc dù kiểm soát được lạm phát nhưng lãi suất huy động vẫn rất cao. Khi lãi suất huy động cao thì chắc chắn lãi suất cho vay cũng sẽ cao. Trong tình hình đó, vừa qua đã có sự điều chỉnh đáng ghi nhận của Ngân hàng Nhà nước, khi quyết định điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, có hiệu lực từ ngày 3/4/2023. Đây là một sự nỗ lực, linh hoạt của chính sách tiền tệ. Nhìn chung, để giúp ổn định kinh tế vĩ mô thì chính sách tiền tệ giữ vai trò vô cùng quan trọng. Ngân hàng cũng phải chủ động, linh hoạt, tập trung giữ ổn định tỷ giá, điều hành giảm lãi suất huy động nhưng lãi suất cho vay cũng phải giảm xuống. Thực tế thời gian vừa qua, lãi suất huy động có giảm nhưng lãi suất cho vay tại nhiều ngân hàng vẫn cao. Đây là vấn đề cần được xem ­xét, giải quyết khẩn trương hơn.

Bài toàn giảm lãi suất trên thực tế sẽ rất khó đối với Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại. Theo dự đoán của ông, từ nay đến cuối năm 2023, chúng ta có thể giảm được lãi suất hay không? Trong trường hợp lãi suất vẫn cao, không thể hạ hoặc hạ được rất thấp thì giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra là gì?

Việc giảm lãi suất điều hành là động thái đáng ghi nhận của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng để giữ được xu hướng điều hành này là điều không đơn giản, bởi trong bối cảnh hiện nay, thách thức về lạm phát vẫn rất lớn. Kinh tế thế giới vẫn đang biến động rất mạnh với nhiều rủi ro. Dự báo giá nhiên liệu, giá xăng dầu trong năm 2023 sẽ giảm so với năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao. Chi phí nguyên liệu đầu vào vẫn tiếp tục tăng cao, đơn đặt hàng vẫn thấp, sản xuất của doanh nghiệp còn khó khăn, cho nên tốc độ tăng trưởng cũng sẽ gặp rào cản. Tới đây, tăng trưởng GDP quý 2 có thể sẽ sáng hơn, nhưng dự báo cũng chỉ đạt khoảng 6%. Cho nên, mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay đạt 6,5% là rất thách thức. Theo xu hướng, lãi suất huy động sẽ tiếp tục giảm. Khi lượng cung ứng tiền cho nền kinh tế bắt đầu đi vào quỹ đạo, sản xuất phục hồi, phát triển thì chắc chắn lượng cung tiền ra sẽ tăng, lãi suất sẽ hạ. Do đó, khả năng xu hướng lãi suất cao như năm 2022 sẽ không lặp lại. Xu hướng chung là sẽ giảm, nhưng giảm dần dần.

Trong bối cảnh hiện nay, để hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế, chúng ta phải kết hợp đồng bộ các giải pháp. Ví dụ như, chính sách tài khóa hỗ trợ trực tiếp để giảm chi phí đầu vào cho người dân, doanh nghiệp, mà chủ yếu là thuế, phí. Chính sách tài chính phải thực sự có hiệu quả, giảm những chi tiêu không hợp lý, cân đối cung, cầu khi ảnh hưởng đến lạm phát. Chính sách thương mại cần điều hòa cung cầu, đặc biệt là đối với những mặt hàng nguyên liệu đầu vào.

Hay một vấn đề quan trọng nữa là cải cách thủ tục hành chính, cần tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, giảm bớt phiền hà, giảm thiểu tiêu cực. Bên cạnh đó, cũng cần có những giải pháp ứng phó với một số vấn đề sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới, như giá điện tăng, tăng lương… khiến các mặt hàng khác cũng sẽ tăng theo. Cần kiểm soát tốt để tránh “tát nước theo mưa”, dẫn đến hiện tượng domino bùng nổ tăng giá các mặt hàng, ảnh hưởng đến xu hướng chung. Tóm lại, phải có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó, 2 chính sách chính là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa giữ vai trò chủ chốt, trọng yếu trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Xin cảm ơn ông!

本文地址:http://app.marimbapop.com/html/37c798970.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025

Trên 17.000 lượt hộ được vay vốn

Độc đáo trái cây tạo hình

“Ăn theo” mùa nắng nóng

Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone

Huyện Long Mỹ: Giặm vá gần 4.000m lộ giao thông nông thôn

Siết chặt quản lý thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà, đất

Đâu là điểm nghẽn lớn nhất của ngành tôm Việt Nam?

友情链接