【7m.com livescores】Thiếu cơ chế
作者:Thể thao 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 17:02:57 评论数:
Tủ sách của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa hiện đang lưu giữ nhiều tư liệu quý |
Ông Lê Trọng Bình,ếucơchế7m.com livescores Giám đốc Thư viện Tổng hợp tỉnh bộc bạch: “Khi đi sưu tầm số hóa tư liệu Hán Nôm, chúng tôi đã tiếp cận bộ sách thuốc Ngự y triều Nguyễn. Chúng tôi đã đặt vấn đề được số hóa nhưng gia chủ muốn độc quyền để bán giá cao và họ đã bán cho người có điều kiện ở TP Hồ Chí Minh. Nếu thư viện tìm được nguồn ngân sách để mua các tư liệu đó thì quá tốt nhưng từ trước đến nay, chưa có quy định nào cho phép. Thư viện chỉ được phép mua những tài liệu trong chỉ tiêu để bổ sung vào kho sách”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan nâng niu từng trang tư liệu quý |
Ông Cao Chí Hải, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, thất thoát sách quý là vấn đề nan giải, không chỉ của ngành văn hóa mà là vấn đề của cả xã hội. Nếu nó nằm trong lãnh thổ quốc gia thì đang còn nhưng nếu ra nước ngoài thì mất hẳn. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơ chế để mua những cuốn sách quý này, mặc dù chúng ta biết giá trị của nó rất lớn.
Nên có kinh phí mua sách như đã mua cổ vật
Liên quan đến cơ chế kinh phí mua sách, một số ý kiến cho rằng tỉnh nên có chủ trương mua sách quý để lưu giữ như đã mua cổ vật, vì giá trị của nhiều cuốn sách không hề thua kém cổ vật. Trung Tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa trùng tu lại Tàng Thư Lâu. Đây là địa chỉ lý tưởng để lưu trữ sách quý của Huế. Bên cạnh đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nên có phương án khôi phục Tụ Khuê thư viện trong Đại Nội để sưu tầm, tập hợp tinh hoa học thuật. Cần lưu giữ sách quý bằng cách trao cho Thư viện Tổng hợp chức năng sưu tập, gìn giữ. Cách thứ nhất, có thể tổ chức vận động những người có sách quý gửi vào thư viện để thư viện thay chủ nhân gìn giữ và phục vụ bạn đọc. Cách thứ 2 là cho phép thư viện được mua lại những cuốn sách quý với giá như thị trường.
Nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh với cuốn từ điển cổ bị hư hỏng sau trận lụt năm 1999 |
Kêu gọi hiến sách
TS. Trần Đình Hằng, Phân Viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế đề xuất, các thư viện có thể vận động tư gia, nhà nghiên cứu tặng sách bằng cách tổ chức lễ vinh danh trang trọng và làm con dấu riêng của người hiến tặng đóng vào từng cuốn sách. Khi các thế hệ sinh viên cầm quyển sách, biết đó là sự trao truyền từ ai thì sẽ rất trân trọng. Để làm được điều này, cần hiểu được hoàn cảnh, nguyện vọng của người hiến tặng và giải quyết hài hòa. Họ có điểm chung là đều muốn lưu giữ sách cho Huế. Vấn đề là phương thức thực hiện để khẳng định sự tôn vinh và cam kết những gì người ta trao lại được đặt đúng chỗ và phát huy giá trị.
Trong điều kiện mọi giải pháp giữ sách mới dừng lại ở khâu hiến kế, ông Cao Chí Hải cho rằng, điều đầu tiên cần phải làm lúc này là vận động những người yêu sách và các gia đình đang lưu giữ nhiều sách quý cố gắng gìn giữ như báu vật của gia đình. Hơi khó nhưng trong thời gian tới, chúng ta phải vận động những doanh nghiệp lớn có điều kiện, quan tâm đến tri thức mua lại những cuốn sách quý để trao tặng lại cho các thư viện. Trong tương lai, Nhà nước cần có cơ chế chính sách để sưu tầm sách quý như là một di sản văn hóa. Và nếu mua, lại đặt ra nhiều vấn đề, mua thế nào, kinh phí ra sao, như thế nào là sách quý? Phải có hội đồng thẩm định…
Ông Lê Trọng Bình đề xuất: "Cần tổ chức một hội thảo khoa học để đánh giá thực trạng sách, tài liệu quý hiếm của Thừa Thiên Huế đang bị mất dần. Từ đó xây dựng đề án bảo tồn các di sản văn hóa, cụ thể là thư tịch cổ quý hiếm. Nếu đề án được chấp thuận, có cơ chế, kinh phí hỗ trợ thì thư viện sẽ có điều kiện lưu giữ được sách quý".