【tài xỉu la gì trong bóng đá】Không chủ quan với hạn, mặn
Dù chưa bị ảnh hưởng bởi tình trạng hạn và mặn xâm nhập,ủquanvớihạnmặtài xỉu la gì trong bóng đá nhưng huyện Châu Thành A vẫn đã và đang chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng, chống.
Cán bộ thủy lợi kiểm tra nồng độ mặn để kịp thời thông tin đến người dân.
Ngay từ cuối năm 2019, UBND huyện đã ban hành kế hoạch phòng, chống hạn và xâm nhập mặn năm 2020. Điều này giúp phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo phòng, chống hạn và xâm nhập mặn đạt hiệu quả; giảm thiệt hại ở mức thấp nhất trong sản xuất nông nghiệp; đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và canh tác cho bà con nông dân ở những khu vực dự báo có khả năng bị ảnh hưởng... Ông Hà Văn Út, ở ấp 3B, thị trấn Bảy Ngàn, chia sẻ: “Tôi chủ động nạo vét mương vườn để trữ nước ngọt và tận dụng diện tích mặt ao nuôi cá, nên dù mặn có về đột ngột, hơn 1ha đất vườn đang trồng sầu riêng, bưởi, đu đủ của gia đình vẫn đảm bảo nước tưới tiêu. Tôi còn trang bị thêm hệ thống tưới tự động giúp tiết kiệm nước”. Còn bà Nguyễn Ngọc Hà, ở ấp 4B, xã Tân Hòa, bộc bạch: “Hạn, mặn nếu xảy ra chắc chắn sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh tế của người dân. Gia đình tôi thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình hạn, xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời ứng phó”.
Trong khi đó, cán bộ thủy lợi thường xuyên tiến hành khảo sát, quan trắc các khúc sông, tuyến kênh lớn đầu nguồn tiềm ẩn nguy cơ hạn, mặn như sông Đất Sét, sông Ba Láng, sông xáng Xà No, kênh 8.000, kênh 7.000... Hay theo dõi hàng ngày chỉ số độ mặn ở các huyện, thị xã, thành phố lân cận, giáp ranh như huyện Châu Thành, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh. Từ đó, có cơ sở cập nhật số liệu và kịp thời tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo tốt công tác phòng, chống. Riêng UBND các xã, thị trấn, sẽ nhanh chóng cập nhật được tình hình hạn, mặn để tuyên truyền, phổ biến những giải pháp ứng phó đến người dân.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thường xuyên hướng dẫn kịp thời đến người dân các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa, cây ăn trái, rau màu, chăn nuôi và thủy sản phù hợp. Khuyến cáo người dân tu bổ bờ bao, nạo vét kênh mương nội đồng, lựa chọn thời điểm thích hợp để tích nước ngọt. Chủ động bơm tưới phù hợp cho từng loại cây trồng, vật nuôi trong thời gian ảnh hưởng khô hạn. Vận động người dân thực hiện dọn dẹp lục bình, xử lý rác thải ở các tuyến sông, kênh, rạch để thông thoáng dòng chảy… Chú trọng kiểm tra các công trình cống, bọng trên địa bàn để duy tu, sửa chữa đảm bảo phục vụ hiệu quả công tác phòng, chống hạn và xâm nhập mặn. Tích cực phối hợp với chính quyền địa phương sẵn sàng ứng phó khi có hạn, mặn xảy ra. Hiện huyện Châu Thành A có 8.035ha lúa Hè thu, 5.119ha vườn cây ăn trái... Phòng cũng đã tham mưu, đề xuất UBND huyện chuẩn bị nguồn kinh phí dự phòng khoảng 775 triệu đồng để sẵn sàng đắp 41 đập thời vụ công cộng (đập lớn) khi xảy ra hạn và xâm nhập mặn.
Ông Ngô Xuân Hiền, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Đến thời điểm này, huyện vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi những diễn biến của hạn mặn, nguồn nước cấp cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh đảm bảo. Dù vậy, chúng tôi vẫn không lơ là, chủ quan vì nồng độ mặn có thể diễn biến thất thường bất cứ lúc nào. Rà soát và xây dựng kế hoạch phòng, chống một cách chủ động là việc làm cần thiết”.
Sự chủ động, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền từ địa phương đã giúp người dân nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức và sẵn sàng ứng phó hạn, mặn một cách hiệu quả.
Bài, ảnh: HỒNG NHUNG
相关推荐
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- Đại diện Guatemala tại Miss Grand 2022 lộ diện
- Kiên Giang thu ngân sách nhà nước 7 tháng năm 2023 tăng gần 23%
- Phải quen với khái niệm tăng trưởng trong khả năng có thể
- Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- 4 lý do cản trở Nam Em tại đường đua vương miện Miss World Vietnam
- Hoài Phương lọt Top 10 trang phục sinh thái tại Miss Eco 2022
- Không mở rộng các loại đất cho dự án nhà ở thương mại