欢迎来到88Point

88Point

【giao hữu các câu lạc bộ】Ý thức phòng, chống cháy rừng của người hầm than

时间:2025-01-12 06:17:33 出处:Cúp C1阅读(143)

Báo Cà MauĐây là thời điểm mùa khô, nguy cơ cháy rừng cao. Vì vậy, để việc hầm than bên vạt rừng tràm vẫn được duy trì nhằm bảo đảm cuộc sống, đồng thời không ảnh hưởng đến rừng, người dân nơi đây đã thể hiện ý thức phòng, chống cháy rất cao.

Đây là thời điểm mùa khô, nguy cơ cháy rừng cao. Vì vậy, để việc hầm than bên vạt rừng tràm vẫn được duy trì nhằm bảo đảm cuộc sống, đồng thời không ảnh hưởng đến rừng, người dân nơi đây đã thể hiện ý thức phòng, chống cháy rất cao.

Ổn định cuộc sống nhờ hầm than

Hiện nay, ai có dịp đi qua những tuyến kinh trên lâm phần rừng tràm thuộc địa bàn huyện U Minh đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh những đống củi tràm ngọn chất cao, những người phụ nữ cặm cụi sẩy than bụi, bên cạnh là lò hầm than đang được un khói mịt mù. Mặc dù nghề hầm than lắm nỗi nhọc nhằn vì khói, bụi, vì thức khuya để canh chừng than cháy nhưng nhiều người dân nơi đây vẫn duy trì. Bởi phần lớn những người hành nghề này đều không có hoặc có ít đất sản xuất nên hầm than được xem là nghề mang lại thu nhập chính cho họ trong suốt 1  năm.

Chị Lư Thị Mực luôn ý thức việc bảo vệ rừng mỗi khi đốt lò hầm than.

Chị Nguyễn Thị Lên ở ấp 17, xã Khánh Thuận, có hơn 15 năm sống bằng nghề hầm than, cho biết: “Trước đây, do không có đất sản xuất nên cuộc sống gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Con nhỏ, chồng thì làm nghề vác cây tràm, mỗi tháng thu nhập cũng chẳng có là bao. May sao nhờ có mấy cô trong xóm hướng dẫn hầm than. Ban đầu, việc hầm than gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cố gắng học hỏi riết rồi cũng thành thạo. Từ đó, vợ chồng tôi chuyển sang nghề mua đọt tràm sau khai thác để hầm than bán, nhờ vậy mà đến nay gia đình tôi đã thoát nghèo và từng bước vươn lên ổn định cuộc sống”.

Bà Trần Thị Sáng, 72 tuổi, ở ấp 21, xã Khánh Thuận, là người có hơn 30 năm làm nghề hầm than. Nhờ nghề này mà bà có thêm thu nhập và từng bước ổn định cuộc sống. Trước đây, cuộc sống gia đình bà Sáng cũng gặp rất nhiều khó khăn do không có đất sản xuất, quanh năm chỉ sống nhờ vào nghề làm mướn. Kể từ khi học được nghề hầm than, cả nhà bà Sáng tập trung làm nên cũng cải thiện được cuộc sống.

Bà Sáng cho biết: “Hầu như 1 tháng mẹ con tôi không có ngày ở không. Hằng ngày con trai và con dâu tôi thì đi róc củi đọt mua của người ta với giá 3 triệu đồng/ha, sau đó chở về cho tôi ra củi hầm than và ra than. Công việc tuy cực nhưng cả nhà cảm thấy rất vui vì ai cũng có việc làm và thu nhập ổn định. Trung bình mỗi tháng cả nhà tôi hầm được gần chục mẻ than, bán được 5-6 triệu đồng nên cuộc sống gia đình cũng dần được ổn định”.
Tuy hầm than cực nhọc nhưng nhờ sản phẩm làm ra được tiêu thụ ổn định nên phần lớn người dân trên lâm phần rừng tràm đều an tâm sản xuất. Bên cạnh những người sống bằng nghề hầm than thì một số gia đình sau khi kết thúc mùa vụ, có thời gian nhàn rỗi cũng bắt tay vào hầm than để kiếm thêm thu nhập. Từ đó mà nghề hầm than phát triển mạnh.

Ý thức bảo vệ rừng

Cũng chính sự phát triển mạnh của nghề hầm than nên việc bảo vệ rừng vào mùa khô trở nên phức tạp. Những năm qua, chính quyền địa phương và ngành chức năng nghiêm cấm việc hầm than trên lâm phần để phòng, chống cháy, bảo vệ an toàn cho diện tích rừng tràm. Tuy nhiên, mùa khô lại là mùa thuận lợi cho việc hầm than nên nhiều lúc người dân cũng làm liều vì cuộc sống mưu sinh. Ðể tháo gỡ khúc mắc này, ngay từ đầu mùa khô, cán bộ kiểm lâm và các ngành chức năng đã đi đến từng hộ dân cho làm cam kết không để xảy ra cháy rừng do hầm than hay bắt cứ hoạt động nào.

Bên cạnh sự quan tâm của các ngành chức năng thì ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng cũng được nâng lên. Chính vì thế mà việc hầm than của họ cũng được thực hiện an toàn hơn trước rất nhiều. Nhiều hộ gia đình xây hẳn lò hầm than để việc hầm than được thực hiện dễ dàng, an toàn. Bên cạnh đó, nhiều hộ không có khả năng xây lò cũng đã kết hợp nhiều giải pháp đảm bảo sao cho việc hầm than diễn ra an toàn nhất.

Chị Lư Thị Mực ở ấp 8, xã Khánh Hoà, hiện đang sinh sống bằng nghề hầm than, bộc bạch: “Ðược mấy chú, mấy anh kiểm lâm, cũng như chính quyền địa phương nhắc nhở nên ý thức bảo vệ rừng của tôi cũng tăng lên. Do hầm than là nghề chính của gia đình nên muốn thực hiện nghề này lâu dài thì tôi phải đảm bảo an toàn cho rừng. Chính vì thế địa điểm tôi hầm than luôn được dọn sạch sẽ, gọn gàng, cách xa rừng. Ðể đảm bảo an toàn, tôi thường hầm vào ban đêm và tưới nước xung quanh hầm than của mình để than và lửa không thoát ra được bên ngoài gây cháy”./.

Bài và ảnh: Trần Thể
 

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: