您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【nhận định fulham vs tottenham】Hỗ trợ người mù làm kinh tế

Nhận Định Bóng Đá65589人已围观

简介Với người sáng mắt, làm kinh tế đã không dễ, với người mù, c&agrav ...

Với người sáng mắt,ỗtrợngườimlmkinhtếnhận định fulham vs tottenham làm kinh tế đã không dễ, với người mù, càng khó khăn hơn gấp bội, từ thực tế này, các cấp hội người mù đã có những sự hỗ trợ thiết thực, giúp người mù vơi bớt tự ti, mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống.

Nhìn vườn mít Thái trĩu quả này, ít ai nghĩ rằng nó được vun đắp từ một người mù cả hai mắt là chị Trần Thị Bé, ở ấp Hòa Quới B, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp.

Vượt lên số phận

Về ấp 2, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, hỏi thăm gia đình ông Huỳnh Văn Phúc, 55 tuổi, người mù có mô hình làm ăn kinh tế hiệu quả ở địa phương, hầu như ai cũng biết. Mọi người biết đến ông Phúc bởi tinh thần chịu khó, vươn lên trong nghịch cảnh, dù đã mù hai mắt nhưng ông vẫn cố gắng làm ăn, quyết không làm gánh nặng cho vợ con. Ông Phúc tâm sự: “Từ số vốn vay 14 triệu đồng, tôi đã đầu tư mua lươn giống về nuôi, 1 trong 2 hầm lươn của gia đình đã bắt đầu cho thu hoạch. Để tiết kiệm chi phí mua thức ăn, con tôi tranh thủ bắt thêm ốc, tôi lể làm thức ăn cho lươn, đỡ được phần nào chi phí thức ăn. Mừng lắm, từ khi được hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp, kinh tế gia đình cũng tạm ổn”.

Trước đây, mắt ông Phúc bình thường, nhưng từ năm 45 tuổi sau khi bị bệnh, đôi mắt ông bắt đầu mờ dần và không còn nhìn thấy ánh sáng. Là trụ cột duy nhất trong gia đình, phải sống trong bóng tối, ông vẫn tranh thủ làm ruộng, vay vốn chăn nuôi. Nhờ chịu khó làm ăn, ông vượt lên số phận. Hiện tại hầm lươn vừa thu hoạch của ông Phúc đã cho thu nhập khá ổn định.

Còn đối với gia đình chị Trần Thị Bé, 39 tuổi, người mù ở ấp Hòa Quới B, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, nhờ số vốn được Hội Người mù cho mượn không tính lãi suất, giúp vợ chồng chị có thêm điều kiện để vươn lên thoát nghèo. Chị Bé bộc bạch: “Từ hồi được hỗ trợ mượn vốn, vợ chồng tôi cải tạo diện tích đất quanh nhà để trồng mít. Cây đã bắt đầu cho trái, hy vọng lứa trái đầu tiên này từng bước giúp chúng tôi có thêm điều kiện cải thiện thu nhập cho gia đình”.

Năm lên 8 tuổi, trong một lần bị vật lạ bay vào mắt, do không được kịp thời chữa trị đúng cách, chị Bé không còn nhìn thấy ánh sáng. Dù bị mù, nhưng chị không đầu hàng số phận, khi được gia đình gửi vào trường khuyết tật, chị được học chữ nổi (chữ Braille dành cho người mù). Sau khi hoàn thành chương trình học chữ, chị học nghề massage dành cho người mù. Biết chữ, có nghề nên chị Bé không cảm thấy tự ti, mặc cảm trước số phận. Xét hoàn cảnh khó khăn của gia đình chị Bé, Hội Người mù tỉnh đã hỗ trợ cho gia đình chị mượn 5 triệu đồng mua cây giống.

Không riêng gì ông Phúc, chị Bé… niềm vui khi được tiếp thêm động lực phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống hiện diện rõ ở nhiều gia đình người mù trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh vận động vốn, giúp người mù vươn lên

Mỗi năm, hội người mù các cấp luôn chủ động xem xét hỗ trợ kịp thời cho nhiều hội viên người mù có nhu cầu vay, mượn vốn để phát triển kinh tế thông qua mô hình chăn nuôi, trồng trọt… Ngoài nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho người mù, do Trung ương Hội Người mù Việt Nam thực hiện, những năm gần đây, Hội Người mù tỉnh còn vận động mạnh thường quân hỗ trợ người mù bằng cách cho mượn vốn.

Toàn tỉnh có 1.257 người mù là hội viên ở các tổ chức Hội Người mù trên địa bàn tỉnh, trong đó, mù hai mắt 344 hội viên, mờ và mù một mắt 913 hội viên, hưởng bảo trợ 560 hội viên, hưởng chính sách 27 hội viên, hộ nghèo 135 hội viên, cận nghèo 73 hội viên.

Ông Bùi Văn Đông, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh, cho biết: “Thời gian qua, ngoài nguồn vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho người mù, với số vốn hơn 1,2 tỉ đồng, chúng tôi luôn tranh thủ tìm thêm các nhà hảo tâm, mạnh thường quân… có thể giúp vốn để hội viên người mù được mượn. Bằng các nguồn vốn vay, mượn này thời gian qua, đã giúp cho không ít hội viên người mù từng bước vươn lên trong cuộc sống. Hiện tại, số lượng hội viên người mù có hoàn cảnh khó khăn, hội viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo còn khá nhiều, chúng tôi sẽ tranh thủ tìm thêm nhiều nguồn lực để hỗ trợ kịp thời giúp mọi người có thêm điều kiện để vươn lên”.

Năm qua, Hội Người mù tỉnh hỗ trợ vay vốn xoay vòng từ nguồn Quỹ quốc gia cho 56 lượt hội viên vay. Trung bình mỗi hội viên được vay từ 5-30 triệu đồng, trong khoảng thời gian từ 3-5 năm (tùy theo mô hình phát triển kinh tế từng hộ). Với nguồn vốn cho mượn, Hội Người mù tỉnh đã vận động được 40 triệu đồng, mỗi hội viên sẽ được mượn 5 triệu đồng. Thời gian mượn vốn là 1 năm, nếu có nhu cầu sẽ được xét hỗ trợ được mượn tiếp tục.

 

Bài, ảnh: AN NHIÊN

Tags:

相关文章