Đây là những Bitcoin từ thời kỳ sơ khai,ốBitcoincổđạitrịgiátriệuUSDvừađượcchuyểnđngoại hạng hà lan khi Satoshi Nakamoto còn hoạt động và thợ đào vẫn còn dùng máy tính cá nhân.
Theo Bitcoin.com, 5 phần thưởng khối cho hoạt động khai thác vào năm 2009 (tương đương 50 BTC/khối) đã được chuyển đi vào ngày 7/4 và 8/4. Tổng giá trị của số Bitcoin này vào khoảng 10,8 triệu USD.
Các trình phân tích chuỗi khối chỉ ra số Bitcoin này là khoản thưởng khai thác từ năm 2009. Việc phân tích chuỗi khối đôi lúc cho thấy những khoản Bitcoin từ 2011 hay 2010 được chuyển đi gần đây, nhưng phần thưởng từ 2009 thì rất hiếm.
Số phần thưởng khối Bitcoin bất ngờ được "đánh thức" sau hơn 12 năm. Ảnh: Getty. |
Phần thưởng khối vào năm 2009 có nhiều điểm thú vị vì gắn với thời kỳ Satoshi Nakamoto, cha đẻ của Bitcoin vẫn còn hoạt động. Lần gần nhất lượng Bitcoin từ năm 2009 được giao dịch là vào ngày 20/5/2020, khi một cá nhân chuyển phần thưởng từ khối số 3.654.
Một điểm đặc biệt khác là toàn bộ số Bitcoin này được tạo ra trong 2 ngày liên tiếp. Cụ thể, 3 khối (tương đương 150 Bitcoin) được đào vào ngày 22/11/2009, và 2 khối (tương đương 100 Bitcoin) được đào vào ngày 23/11/2009.
Ngoài ra, công cụ Blockchair đánh giá giao dịch đầu tiên có mức độ bảo mật kém. Một điều thú vị khác là chủ sở hữu 250 Bitcoin này đã không sử dụng lượng Bitcoin Cash (BCH) hay Bitcoin SV (BSV) tương ứng được liên kết với các địa chỉ ban đầu.
Trên thị trường tiền mã hóa, mọi giao dịch đều được ghi lại trên sổ cái của chuỗi khối (blockchain). Do vậy, khi có một giao dịch bất thường về số lượng, các nhà quan sát có thể dễ dàng nhận ra. Mỗi khi có một lượng Bitcoin "cổ" được giao dịch, cộng đồng tiền mã hóa luôn xôn xao thắc mắc liệu đây có phải là những đồng tiền của nhà sáng lập Satoshi Nakamoto.
Những Bitcoin được đào trước 2010 nằm ở thời kỳ đầu, khi độ khó vẫn còn rất thấp, người đào Bitcoin có thể dùng CPU. Cuối năm 2010, GPU dần được tận dụng phổ biến hơn để thay thế CPU, rồi sau đó là vi xử lý FPGA. Từ năm 2013, làn sóng các máy đào dùng vi xử lý ASIC đã khiến GPU cũng trở thành lỗi thời. Card đồ họa sau đó được dùng để đào các loại tiền mã hóa nổi tiếng sau như ETH.
(Theo Zing)