Số lượng người dùng internet tại Việt Nam đạt 77,ộtsốlưuýgiúpdoanhnghiệpngănchặnlỗhổngbảomậtđảmbảoantoànanninhmạty le kèo 8893 triệu người, chiếm 79,1% tổng dân số vào năm 2023 (theo số liệu thống kê của Social & Meltwater). Điều này tạo môi trường thuận lợi cho các cuộc tấn công trực tuyến, đặc biệt khi dữ liệu cá nhân của hơn 2/3 dân số Việt Nam đang được lưu trữ và thu thập trên không gian mạng.
Các báo cáo an ninh mạng gần đây cho thấy số lượng lỗ hổng bảo mật gia tăng nhanh chóng, đặc biệt trong các ngành có lượng dữ liệu lớn như y tế, tài chính, thương mại điện tử. Bên cạnh đó, không chỉ doanh nghiệp mà các cá nhân cũng trở thành mục tiêu tấn công của hacker.
Theo báo cáo của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), hơn 77 triệu cuộc gọi rác đã được ghi nhận trong năm 2023, tăng 54,6% so với năm trước đó. Không chỉ dừng lại ở cuộc gọi, số lượng tin nhắn rác cũng gia tăng nhanh chóng, cùng với sự gia tăng tỷ lệ lừa đảo trực tuyến lên 64,78% so với năm 2022. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp bảo mật để giảm thiểu rủi ro, bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp.
Lỗ hổng bảo mật (security vulnerability) là một khái niệm quan trọng trong an ninh mạng và có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Theo RFC 4949 do IETF (Internet Engineering Task Force) đưa ra, lỗ hổng bảo mật được định nghĩa là một sai sót hoặc điểm yếu trong thiết kế, triển khai, hoặc quản lý hệ thống. Điểm yếu này có thể bị khai thác để vi phạm chính sách bảo mật của hệ thống.