88Point88Point

【lịch trực tiếp bóng đá đêm nay】Cải cách, hiện đại hóa hải quan: Nhiều mục tiêu đã vượt kế hoạch

cai cach hien dai hoa hai quan nhieu muc tieu da vuot ke hoach

Tổng cục trưởng TCHQ Nguyễn Ngọc Túc (hàng đứng, thứ 3 từ phải sang) trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo việc thực hiện Hệ thống VNACCS/VCIS trong giai đoạn đầu triển khai tại Hải quan Hải Phòng. Ảnh: T.BÌNH

Kết quả này được minh chứng rõ nét qua việc “phủ sóng” thủ tục hải quan điện tử trên phạm vi cả nước; nhiều chuẩn mực, thông lệ quốc tế về quản lí hải quan hiện đại đã và đang được áp dụng hiệu quả; thời gian thông quan giảm, hồ sơ hải quan được đơn giản hóa… đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của hoạt động XNK trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước hiện nay.

Chuyển đổi căn bản phương thức quản lí

Trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan, thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) được xem là trung tâm tác động trực tiếp đến hoạt động quản lí Nhà nước của cơ quan Hải quan và hoạt động kinh doanh của DN.

10 năm trước (năm 2005) khi bắt tay vào thực hiện thí điểm TTHQĐT, có lẽ ngành Hải quan không thể hình dung tới việc có thể sớm điện tử hóa trong phạm vi cả nước như vậy. Ngay trong Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2020 (theo Quyết định 448/QĐ-TTg năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ), dù có muốn tạo “áp lực lớn” để thúc đẩy quá trình điện tử hóa cho ngành Hải quan, Chính phủ cũng mới đặt mục tiêu đến năm 2015, 100% Cục Hải quan, 100% các chi cục tại các địa bàn trọng điểm (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ quốc tế, các khu kinh tế trọng điểm), 60% các loại hình hải quan cơ bản, 70% kim ngạch XNK, 60% DN thực hiện TTHQĐT. Đến năm 2020, các con số này sẽ được nâng lên thành 100% các chi cục, 100% các loại hình hải quan cơ bản, 90% kim ngạch XNK, 80% DN thực hiện. Vào thời điểm năm 2011 và thời gian trước đó khi Tổng cục Hải quan bắt tay vào xây dựng dự thảo nội dung Chiến lược trình Thủ tướng phê duyệt, TTHQĐT đã đi được chặng đường 5-6 năm. Nhưng lúc đó, phương thức này mới chỉ dừng lại ở hơn 10 trong tổng số 34 Cục Hải quan trên cả nước. Vì thế mới nói, những chỉ tiêu nêu trên vừa là tham vọng vừa là áp lực vào thời điểm đó. Ngay cả một số CBCC Hải quan khi chúng tôi tiếp xúc lúc đó cũng có không ít nghi ngại.

Nhưng đến cuối năm 2013, TTHQĐT đã được phủ sóng trên phạm vi cả nước khi ngành Hải quan thực hiện Nghị định 87/2012/NĐ-CP của Chính phủ. TTHQĐT đã được thực hiện với hầu hết các loại hình XNK và thu hút phần lớn các DN có hoạt động XNK tham gia. Đến nay, TTHQĐT đã trở thành hoạt động quen thuộc với cả cơ quan Hải quan lẫn DN.

Ngày 1- 4-2014, khi Tổng cục Hải quan chính thức áp dụng Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS do Chính phủ Nhật Bản viện trợ, TTHQĐT đã được nâng lên một bước cơ bản với mức độ tự động hóa cao hơn theo phương thức quản lý thông tin tập trung. Hiện nay, DN có thể khai báo thủ tục hải quan bất cứ lúc nào trong ngày và bất kì ở đâu (khi có trang bị hệ thống máy tính kết nối internet) theo phương thức 24/7 (24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần). Việc tiếp nhận, phân luồng, cấp số tờ khai cũng được Hệ thống tự động thực hiện. Chỉ trường hợp tờ khai phải kiểm tra thêm hồ sơ hay thực tế hàng hóa DN mới phải đến chi cục nơi mở tờ khai, hầu hết DN sẽ trực tiếp in tờ khai từ Hệ thống và đến cửa khẩu để lấy hàng hoặc xuất hàng. Theo Tổng cục Hải quan, đến nay, Hệ thống VNACCS/VCIS được triển khai tại tất cả 34/34 Cục Hải quan địa phương và 100% chi cục trong phạm vi toàn quốc (171/171 chi cục). Qua 6 tháng triển khai (từ ngày 1-4 đến 30-9) đã có 2,9 triệu tờ khai được thực hiện qua Hệ thống; có tổng cộng 44 nghìn DN tham gia, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 117,7 tỉ USD (xuất khẩu 58,7 tỉ USD, nhập khẩu 59 tỉ USD).

Gỡ vướng kịp thời, nâng chất lượng

Để nâng cao chất lượng thực hiện VNACCS/VCIS, Tổng cục Hải quan đã và đang tiếp thu giải quyết vướng mắc của cộng đồng DN để kịp thời đưa ra các giải pháp tháo gỡ. Mới đây từ ngày 20-10-2014, Tổng cục Hải quan bắt đầu thí điểm sử dụng mã vạch trên tờ khai hải quan để phục vụ công tác giám sát và đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa cho DN. Tại bộ phận giám sát hải quan ở cửa khẩu, công chức Hải quan chỉ cần sử dụng một máy đọc mã vạch để kiểm tra dữ liệu tờ khai - giảm thiểu rất nhiều thời gian so với trực tiếp kiểm tra trên Hệ thống như trước. Đồng thời Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) cũng đã cải tiến việc trao đổi thông tin nộp thuế của DN giữa Ngân hàng - Hải quan - Kho bạc theo hướng liên tục cập nhật (chậm nhất sau 15 phút DN nộp tiền cơ quan Hải quan sẽ nhận được thông tin) để giúp DN sớm hoàn thành thủ tục hải quan đối với lô hàng…

Theo Tổng cục Hải quan, với Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, thời gian từ khi cơ quan Hải quan tiếp nhận khai báo của DN đến khi phản hồi lại chỉ từ 1 đến 3 giây, chậm nhất cũng chỉ mất 1 phút chứ không thể nhiều hơn.

Việc thực hiện thành công TTHQĐT giúp ngành Hải quan về đích sớm một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu được Chính phủ đặt ra trong Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2020, đồng thời Tổng cục Hải quan đánh giá, điều này cũng đã góp phần làm thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục hải quan từ thủ công, phân tán sang quản lý tập trung, tự động hóa. Đặc biệt, đây cũng là bước đi quan trọng để sớm thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, tiến tới kết nối Cơ chế một cửa ASEAN theo cam kết của Chính phủ.

Trong Luật Hải quan được Quốc hội thông qua vào tháng 6-2014 có hiệu lực từ ngày 1-1-2015 đã luật hóa việc thực hiện TTHQĐT với quy định mới “Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ”.

cai cach hien dai hoa hai quan nhieu muc tieu da vuot ke hoach

Công chức Chi cục Hải quan CK cảng Sài Gòn KV III giám sát hàng hóa qua hệ thống camera Ảnh: T.Hòa

Doanh nghiệp hưởng lợi

Một mục tiêu quan trọng trong tiến trình cải cách, đơn giản hóa mà ngành Hải quan thực hiện chính là tạo thuận lợi cho cộng đồng DN. Ông Yu Tomita- Trưởng phòng XNK Công ty TNHH công nghiệp Brother Việt Nam (KCN Phúc Điền, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) cho biết: DN tham gia khai báo TTHQĐT trên Hệ thống VNACCS/VCIS từ khi Chi cục Hải quan Hải Dương (Cục Hải quan Hải Phòng) triển khai chính thức (ngày 19-5-2014). Từ khi áp dụng VNACCS/VCIS, Công ty đã có thêm rất nhiều thuận lợi trong thực hiện thủ tục hải quan, đặc biệt là giảm thời gian thực hiện thủ tục và tiết giảm chi phí. Công ty TNHH công nghiệp Brother Việt Nam chứng minh: Việc khai báo và nhận kết quả đối với mỗi tờ khai của DN hiện chỉ còn khoảng vài giây thay vì khoảng 2 phút như trước đây. Với số lượng tờ khai hàng tháng rất lớn nên tính ra số thời gian mà Công ty này cắt giảm được lên đến 6.213 phút/tháng (tương đương giảm được hơn 100 giờ/tháng). Hiện nay, mỗi tháng DN này mở khoảng 1.340 tờ khai hải quan (cả XK và NK), với tổng giá trị kim ngạch XK dao động từ 80 triệu USD đến 90 triệu USD. Từ đầu năm đến hết tháng 9, tổng giá trị kim ngạch XK của DN đạt khoảng 710 triệu USD.

Bà Pat Flynn Chenzia - Giám đốc cao cấp phụ trách kho vận toàn cầu của Tập đoàn Microsoft (chủ sở hữu mới của nhà máy sản xuất điện thoại Nokia Việt Nam ở Bắc Ninh) chia sẻ, với 13 năm kinh nghiệm làm việc trong lực lượng Hải quan Hoa Kỳ và nhiều năm làm việc trong lĩnh vực đại lí hải quan trước khi đầu quân cho Tập đoàn Microsoft, bà cảm nhận rõ nét những tác động và hiệu quả đối với cộng đồng DN của những hoạt động cải cách, hiện đại hóa mà Hải quan Việt Nam đang thực hiện. Cách thức thực hiện và mục tiêu hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam đặt ra đang hướng theo và tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

Giám đốc cao cấp của Tập đoàn Microsoft đặc biệt ấn tượng với những thuận lợi mà Tổng cục Hải quan áp dụng trong Chương trình DN ưu tiên mà Công ty TNHH Nokia Việt Nam là một trong những DN đầu tiên được hưởng lợi ích. Ngoài ra, theo bà Pat Flynn Chenzia, Công ty TNHH Nokia Việt Nam hoạt động theo phương thức khi có khách hàng đặt hàng Công ty mới tiến hành sản xuất. Việc giao hàng thực hiện theo đơn và hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Công ty theo mô hình liên tục 24/7, kể cả ngày nghỉ, ngày Lễ. Và nhu cầu khai báo thủ tục hải quan của DN cũng tương tự như vậy, do đó việc Tổng cục Hải quan bố trí hoạt động theo mô hình 24/7 giúp ích rất nhiều cho hoạt động của Nokia Việt Nam…

Hiện nay, ngành Hải quan đang triển khai các giải pháp trọng tâm để cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Tổng cục Hải quan ngày 9-7-2014. Đó là: Tập trung triển khai có hiệu quả Luật Hải quan (có hiệu lực từ ngày 1-1-2015); Tiếp tục khẩn trương thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về NSW và một cửa ASEAN; Thực hiện đánh giá chỉ số thời gian thông quan xác định rõ thời gian từng cơ quan, từng khâu tác nghiệp để có những kiến nghị phù hợp nhằm giảm thời gian giải phóng hàng ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực; Tiếp tục đẩy mạnh công tác hiện đại hoá hải quan theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện kĩ thuật hiện đại, áp dụng đầy đủ phương pháp quản lí rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan; Tập trung nguồn lực để vận hành thành công Hệ thống VNACCS/VCIS giai đoạn I và chuẩn bị thủ tục để triển khai giai đoạn II.

Bên cạnh việc điện tử hóa trong hoạt động, Tổng cục Hải quan cũng áp dụng nhiều phương pháp quản lí; nhiều phương thức tạo thuận lợi cho cộng đồng DN theo khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) như: Kiểm tra sau thông quan; Quản lí rủi ro; Chương trình DN ưu tiên; Phát triển quan hệ đối tác Hải quan - DN; nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của CBCC thông quan thực hiện Tuyên ngôn phục vụ khách hàng…

Về Chương trình DN ưu tiên, hiện nay Tổng cục Hải quan đang áp dụng cho 27 DN, trong đó riêng Tập đoàn Samsung có 6 DN thành viên tại Việt Nam được công nhận.

Để tạo thuận lợi cho DN, giảm thời gian thông quan hàng hóa, Luật Hải quan 2014 quy định (tại Điều 23):

Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan quy định công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 2 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan Hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan; hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 8 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan Hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định. Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 2 ngày...

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng tiến hành đơn giản hóa hồ sơ hải quan bằng việc bãi bỏ các chứng từ không cần thiết.

Cụ thể, với hàng hóa XK sẽ bỏ 5 loại chứng từ: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác XK (nếu XK ủy thác) đối với hàng hóa XK có thuế XK, hàng XK có yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng XK; Hóa đơn XK đối với hàng hóa XK có thuế XK; Bảng kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất; Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan; Các chứng từ khác theo quy định của các bộ, ngành có liên quan.

Đối với hàng hóa NK sẽ bãi bỏ 4 loại chứng từ: Hợp đồng mua bán hàng hóa NK, Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định, Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan, xuất xứ, và các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể.

赞(4)
未经允许不得转载:>88Point » 【lịch trực tiếp bóng đá đêm nay】Cải cách, hiện đại hóa hải quan: Nhiều mục tiêu đã vượt kế hoạch