【tỷ số kashima】Người gần 30 năm “hàn gắn những rạn nứt”
Ở cái tuổi “xưa nay hiếm”,ườigầnnămhàngắnnhữngrạnnứtỷ số kashima ông Bùi Văn Trên đáng ra phải ở nhà nghỉ ngơi, thế nhưng ông vẫn miệt mài sớm hôm với công tác hòa giải cơ sở. Là người lớn tuổi, có uy tín tại địa phương, ông Trên được bà con lối xóm kính trọng. Đó cũng là lợi thế giúp “bác Hai Trên” hòa giải thành nhiều vụ tranh chấp, mâu thuẫn phức tạp, từ đó góp phần giữ gìn tình làng nghĩa xóm ở ấp Định Phước, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng.
Dù đã hơn 80 tuổi, ông Bùi Văn Trên vẫn tham gia hòa giải và hàn gắn mâu thuẫn cho nhiều gia đình
Gần 30 năm gắn bó với công tác hòa giải
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Trên (sinh năm 1940, ngụ tại ấp Định Phước, xã Định Hiệp) bồi hồi nhớ về những ngày đầu tham gia công tác hòa giải. Đó là năm 1993, khi đời sống của người dân ấp Định Phước còn phụ thuộc phần lớn vào thu nhập cạo mủ cao su. Những năm tháng ấy, ông Trên là Tổ trưởng Tổ Công đoàn Đội 4, Nông trường Cao su Đoàn Văn Tiến (Dầu Tiếng). Trước những mâu thuẫn, tranh chấp quyền lợi giữa những công nhân cạo mủ, ông thường là người đứng ra phân xử, giải quyết. Từ đó, ông trở thành một hòa giải viên cơ sở, là người mà những cặp vợ chồng trẻ, những công nhân cạo mủ nghĩ đến khi họ phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn, bức xúc trong đời sống hàng ngày.
Năm 2000, sau khi về hưu, ông tiếp tục tham gia công tác hòa giải với vai trò Tổ trưởng Tổ hòa giải ấp Định Phước, xã Định Hiệp. Tổ hòa giải gồm 7 thành viên, ông Trên giữ vai trò nòng cốt, tiên phong và luôn trực tiếp tham gia hòa giải các vụ từ tranh chấp đất đai, hôn nhân và gia đình, ô nhiễm môi trường, bạo lực gia đình, gây rối trật tự công cộng… Ông không nhớ cụ thể trong gần 30 năm qua mình đã hòa giải bao nhiêu vụ, có thể là hàng ngàn vụ. Chỉ biết rằng khi nhận được phản ánh của các “đương sự” trong xóm, ông nhanh chóng cùng các thành viên tổ hòa giải cơ sở có mặt để kịp thời xoa dịu mâu thuẫn cho đôi bên. Địa điểm hòa giải có khi là tại trụ sở ấp, có khi là tại nhà của các “đương sự”. Nhiều tình huống khác, “bác Hai Trên” lại mời luôn người trong cuộc về nhà mình hòa giải cho tiện.
Ông Bùi Văn Trên có gần 30 năm gắn bó với công tác hòa giải cơ sở và được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp
Là người có uy tín và khả năng thuyết phục cao, trong bất cứ vụ hòa giải nào, ông Trên cũng nhiệt tình, cố gắng hết sức để hàn gắn các mối quan hệ đang rạn nứt. Ông chú ý bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các đương sự. Ông chia sẻ: “Từ năm 1993 đến nay tôi không nhớ là đã hòa giải bao nhiêu vụ, ước chừng gần cả ngàn vụ. Những năm đầu, khi hòa giải chúng tôi không làm biên bản, hồ sơ gì cả. Ai có bức xúc, căng thẳng cần phân xử, hòa giải thì chúng tôi hỗ trợ. Sau này công tác hòa giải cơ sở bài bản hơn, có giấy tờ, biên bản để lưu trữ. Do công tác hòa giải này mà tôi đi sớm về hôm, ảnh hưởng sức khỏe nên người nhà lo lắng. Nhiều người khuyên tôi nên nghỉ ngơi. Vậy mà tôi vẫn gắn bó với công việc này, đến nay cũng gần 30 năm rồi. Mỗi vụ hòa giải thành, tôi và các thành viên của tổ hòa giải cảm thấy vui lắm”.
Hòa giải thành là niềm vui
Làm thế nào để hàn gắn những mối quan hệ đổ vỡ, đem lại sự thống nhất cho đôi bên đương sự là nỗi băn khoăn thường trực của ông Trên và các thành viên thuộc Tổ hòa giải ấp Định Phước. Nhiều vụ phức tạp, ông Trên cùng các thành viên phải nghiên cứu tài liệu, cập nhật văn bản pháp luật mới nhất để có cơ sở pháp lý vững chắc. Tuy nhiên, theo ông quan trọng nhất vẫn là khả năng lý luận của hòa giải viên cơ sở.
Trong số các vụ việc từng tham gia, ông ấn tượng nhất là những vụ mâu thuẫn trong gia đình. Có trường hợp cặp vợ chồng nọ chỉ mới độ tuổi 25, cưới nhau được vài năm, người vợ muốn đi học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn. Vậy nhưng sau mỗi dịp cuối tuần người vợ đi học về thì người chồng lại chào đón vợ bằng những trận đòn đầy ám ảnh. Cô vợ đã khóc lóc đến gặp “chú Hai Trên” để kể về nỗi khổ của mình. Cuối cùng, sau những buổi hòa giải, nhờ sự phân tích, giải thích đầy thuyết phục của “chú Hai Trên”, người chồng đã nhận ra lỗi lầm của mình, cam kết không tái phạm nữa.
Nhiều năm sau, gặp lại ông Trên, cô vợ nay đã trở thành bác sĩ và không ngớt lời cảm ơn, bày tỏ sự tri ân vì nhờ “chú Hai Trên” mà “Con mới có được ngày hôm nay”. Những lúc như vậy, ông Trên lại rớm nước mắt nhớ về câu chuyện đáng thương của cô gái trẻ đầy nghị lực này.
Với những nỗ lực, đóng góp của mình cho công tác hòa giải cơ sở, ông Bùi Văn Trên nhiều lần được chính quyền địa phương ghi nhận; được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Giám đốc Sở Tư pháp tặng bằng khen, giấy khen về thành tích xuất sắc trong công tác thực hiện Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở; thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật; thành tích xuất sắc trong hoạt động hòa giải cơ sở 10 năm (1998- 2008); thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước của ngành tư pháp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015-2020. |
Trong một vụ bạo hành gia đình khác, vì ghen tuông, người chồng mượn rượu để hành hạ vợ bằng những trận đòn. Có lần anh ta đánh vợ rồi tiện tay xô luôn xuống giếng. Nhận tin báo cầu cứu, ông Trên và một số thành viên tổ hòa giải có mặt kịp thời giải cứu cô vợ; đồng thời có biện pháp xử lý với người chồng vũ phu. Sau khi tỉnh rượu, người chồng đã nhận lỗi, viết bản cam kết và kể từ đó đến nay không tái phạm.
Theo ông, trong bất cứ vụ việc nào, ông và các thành viên trong tổ luôn cố gắng hết sức để tạo sự đồng thuận, gắn kết “tình làng nghĩa xóm”, hàn gắn các mối quan hệ gia đình nói riêng và mối quan hệ giữa các đương sự nói chung. Gần 30 năm tham gia hòa giải, với sự cố gắng nên tỷ lệ hòa giải thành của ông và Tổ hòa giải ấp Định Phước đạt khoảng 95% đến 96%. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều vụ vượt quá khả năng và thẩm quyền của họ. “Với những vụ việc quá phức tạp, cố gắng hết sức nhưng nhận thấy đương sự không có tiếng nói chung, mâu thuẫn quá lớn, chúng tôi hướng dẫn họ thủ tục chuyển các cấp thẩm quyền xử lý theo quy định”, ông Trên cho biết.
Gần đây, do tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp và tuổi cao sức yếu, ông Trên xin ngừng nhiệm vụ hòa giải cơ sở. Tuy nhiên, do công việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” đã ngấm vào huyết quản gần 30 năm, mặt khác do uy tín tại địa phương nên dù đã nghỉ làm, ông Trên vẫn tham gia hòa giải nhiều mâu thuẫn, hàn gắn các mối quan hệ rạn nứt của người dân trong xóm, góp phần cho công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.
Khổ nhất là hòa giải liên quan đến đất đai Ông nên nhớ lại, có lần ông hòa giải thành một vụ lấn đất mà nguyên đơn không phải là người sinh sống tại địa phương. Theo ông vụ này cũng mất nhiều thời gian, công sức. Nội dung là do làm việc ở nơi khác nên đất của nguyên đơn bị 2 chủ đất liền kề lấn chiếm, khi phát hiện ra thì đất chỉ còn… cái cọc. Vụ việc được ông Trên hòa giải thành, hai bên bị đơn đã đồng ý trả lại phần đất đã lỡ lấn. Một trường hợp khác, ông tham gia hòa giải mâu thuẫn giữa hai anh em con cô con cậu phát sinh do tranh chấp về ranh đất. Trong lúc tham gia đo đạc thực tế tại hiện trường, ông Trên bị người vợ của một đương sự “xắn quần lên chửi” và chỉ chỏ với thái độ xấc xược. Bằng những lý luận đanh thép, cứng rắn của “bác Hai Trên”, người này sau đó đã hợp tác, đồng thuận để việc phân định ranh đất được thực hiện, góp phần hòa giải thành, hàn gắn mâu thuẫn giữa hai bên. |
TÂM TRANG
相关推荐
- Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- Kỳ lạ loại tiền được in bằng giấy khử trùng ở Nga
- An ninh mạng: Các công ty chứng khoán là mục tiêu tấn công của tội phạm mạng
- Công ty Hưng Gia Kiệt: Xây dựng, áp dụng thành công HTQL môi trường theo ISO 14001:2015
- Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
- Phát hiện cơ chế miễn dịch 'có thể điều trị mọi loại ung thư'
- Hai lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Đại Dương vừa chi hơn 10 tỷ gom cổ phiếu
- Phát hiện ra 'đối thủ' có khả năng 'soán ngôi' pin Lithium