当前位置:首页 > La liga

【lich thi dau c1 chau a】Khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài hệ luỵ khó lường

Báo Cà Mau(CMO) Vì mưu sinh mà cố tình hay trong quá trình khai thác vô tình vi phạm…, dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì việc khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài đều để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng cả về mặt pháp lý lẫn kinh tế cho chính bản thân chủ tàu.

Sau nhiều chuyến đi thực tế, cuối cùng cũng có chủ tàu vi phạm vùng biển nước ngoài chịu chia sẻ những hậu quả việc khai thác vùng biển nước ngoài. Đó là trường hợp gia đình anh Lê Quốc K, Khóm 7, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Anh K là thế hệ thứ hai nối tiếp nghề khai thác biển của gia đình và có lẽ đây cũng là thế hệ cuối cùng theo nghề này. Bởi lẽ, sau 2 chuyến bị nước bạn Thái Lan bắt giữ do khai thác vi phạm, những gì mấy mươi năm tích góp được đã không còn gì.

 
Tuyên truyền nâng cao ý thức của ngư dân là giải pháp căn cơ trong việc ngăn chặn tình trạng tàu khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài. 

Sau mấy mươi năm bám biển, gia đình mua được 2 tàu khai thác công suất khoảng 180 CV (tàu cũ) trị giá gần 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ trong khoảng thời gian hơn 2 năm (2015-2017), tất cả đã tan thành mây khói.

Anh K tâm sự, cả 2 chiếc đều bị Thái Lan bắt giữ (1 chiếc bị bắt năm 2015 và 1 chiếc tháng 12/2017), đến nay gần như không có tin tức gì. “Do giao cho tài công khai thác ăn chia nên bản thân tôi cũng không biết rõ khai thác vi phạm như thế nào, hình thức xử lý của họ ra sao nhưng chỉ biết không được chuộc tàu, vậy là mất trắng 2 chiếc tàu”, anh K buồn bã cho biết thêm.

Anh K kể tiếp, kể từ khi tàu bị bắt lôi vào tới đất liền cho đến khi ra toà người thân của mình mới mượn điện thoại của những người phiên dịch liên hệ về thông báo là tàu bị bắt, còn trước đó họ cũng không cho liên hệ gì. Lý giải cho việc 2 lần vi phạm của mình, anh K phân trần, do chi tiêu cuộc sống ngày một cao trong khi vùng biển của Việt Nam ngày một cạn kiệt, khai thác kém hiệu quả. Bên cạnh đó, việc đầu tư đóng tàu lớn để vươn khơi càng trở nên khó khăn hơn nên anh em trên tàu làm liều.

Từ khi phương tiện tạo nguồn thu nhập chính của gia đình bị bắt giữ, kinh tế gần như kiệt quệ. Để tiếp tục hành nghề, anh K thuê một phương tiện 244 CV khai thác với giá khoảng 100 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, anh K cho biết thêm, do không đủ công suất để vươn khơi nên khai thác không hiệu quả và đã nằm bờ hơn 1 tháng nay. Nâng cấp tàu vươn khơi thì không có khả năng do tài sản gom góp mấy mươi năm qua đã mất hết.

Để phục vụ cho một chuyến khai thác, tuỳ theo công suất cũng như loại hình khai thác, mỗi phương tiện cần đầu tư từ 60-200 triệu đồng. “Do chi phí cao, trong khi hiệu quả khai thác ngày một giảm, vì cuộc sống của gia đình và cả chục anh em ngư phủ trên tàu nên thuyền trưởng có những lúc suy nghĩ chưa thấu đáo nên làm liều”, anh Khởi phân trần thêm.

Mặc dù lý giải là vậy, nhưng dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì việc khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài là hành vi bị cấm tuyệt đối, đồng thời sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Gia đình anh K là một minh chứng xác thực nhất. Không còn phương tiện, vốn, hiện tại để nuôi gia đình 6 khẩu, anh K phải đi lái xe dịch vụ thuê, còn vợ anh từ bà chủ 2 phương tiện nay lại phải đi vá lưới thuê cho chủ tàu khác. 

Qua tìm hiểu được biết, các nước lân cận đều có những quy định xử lý tàu nước ngoài khai thác vi phạm rất nặng. Cụ thể như Thái Lan, hành vi khai thác không được cấp phép sẽ bị phạt tù đến 3 năm hoặc phạt hành chính đến 200 triệu đồng; với Indonesia, họ dùng các biện pháp cứng rắn hơn khi kiên quyết đánh chìm tất cả tàu cá nước ngoài khai thác vi phạm bị bắt giữ, tăng khung hình phạt tù giam đối với thuyền trưởng từ 3-6 năm.

Ngoài ra, họ còn phạt tiền lên đến 38 tỷ đồng đối với tàu cá nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép, phạt gần 6 tỷ đồng đối với tội sử dụng giấy phép đánh bắt giả và phạt gần 4 tỷ đồng đối với việc sử dụng các công cụ đánh bắt cá gây hại đến sự bền vững tài nguyên biển. Hay như Malaysia, họ phạt tù thuyền trưởng từ 6-12 tháng tù giam, phạt tiền 263.000 USD, còn thuyền viên phạt từ 2-6 tháng tù giam, phạt tiền 26.300 USD...

Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời là địa phương có số lượng tàu vi phạm vùng biển nước ngoài lớn nhất tỉnh hiện nay. Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc Nguyễn Minh Cảnh cho biết, để ngăn chặn tình trạng tàu khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài, thị trấn đã kết hợp với biên phòng, kiểm ngư cũng như chỉ đạo các khóm và đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền cho chủ tàu cũng như thuyền trưởng hiểu rõ về quy định khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài. Song song đó, kết hợp với đồn biên phòng tiến hành cho ngư dân cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài. Hiện đã có 615/1.400 phương tiện ký cam kết.

Ông Cảnh cho biết thêm, thị trấn đang cho rà soát các cơ sở sản xuất ngư cụ hành nghề trái phép, cơ sở thu mua nguyên liệu, trước mắt là tuyên truyền và hướng tới chấm dứt các ngành nghề khai thác cấm cũng như khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài./.

 Nguyễn Phú

Để tiến tới ngăn chặn hoàn toàn tàu khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài, trong phiên họp kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành tháng 5, diễn ra ngày 31/5, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đồn biên phòng cũng như Viettel Cà Mau khẩn trương rà soát đánh giá dự án thí điểm lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá thời gian qua. Trên cơ sở đánh giá đó, nếu đủ điều kiện thì đưa vào nhân rộng ngay, bắt buộc tất cả các tàu cá phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Thiết bị này không chỉ để phục vụ việc ngăn chặn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, mà còn là điều kiện chống buôn lậu trên biển, phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn… nên phải làm ngay và làm nhanh. Kiên quyết xử lý tàu khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài.

 

分享到: