发布时间:2025-01-25 05:19:56 来源:88Point 作者:Cúp C2
Nguy cơ khó tồn tại sản xuất ô tô trong nước
Ông Phạm Anh Tuấn,cứukết quả bóng đá cúp bồ đào nha đại diện Toyota Việt Nam than thở: Hầu hết các nhà sản xuất ô tô toàn cầu đã có mặt tại ASEAN và Việt Nam. Nhiều DN đã thành công ở các quốc gia khác nhưng ở Việt Nam do thị trường nhỏ, nên họ chưa thành công. Đến năm 2018, thuế NK ô tô nguyên chiếc từ ASEAN sẽ giảm xuống còn 0%, đến thời điểm đó các DN sản xuất trong nước đứng trước nguy cơ khó tồn tại.
Lo ngại của đại diện Toyota Việt Nam hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ, nghiên cứu của bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) chỉ ra rằng giá xe ô tô ở Việt Nam cao hơn hẳn Thái Lan, Indonesia. Ngoài ra, thuế và phí vẫn chiếm tới 40-50% các yếu tố cấu thành giá xe tại Việt Nam. Chưa kể, chi phí sản xuất trong nước lớn hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
“Ngành công nghiệp ô tô đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Trước hết là làm thế nào duy trì được sản xuất từ nay đến năm 2018 và sau 2018 khi Việt Nam thực hiện cam kết giảm thuế NK xe nguyên chiếc từ ASEAN về 0%. Một thách thức nữa DN cũng phải xem xét và Chính phủ phải hỗ trợ là có giải pháp giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành xe. Vì hiện tại giá thành xe ở Việt Nam so với các nước trong khu vực đều cao hơn nhiều các nước, trung bình là trên 30-50%, thậm chí có dòng xe cao hơn tới 80%” – bà Nguyễn Thị Xuân Thúy chia sẻ.
Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, giải pháp lớn nhất để giảm giá thành là hỗ trợ DN cắt giảm chi phí sản xuất trong nước ở các khía cạnh như NK phụ tùng linh kiện, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, mở rộng dung lượng thị trường.
Đại diện các DN như Toyota, Mercerdes, Ford… đều đồng tình với giải pháp này. Theo ông Phạm Anh Tuấn, để ngành ô tô có cơ hội phát triển, cần phải duy trì được sản xuất và từng bước gia tăng sản lượng, thu hút đầu tư, nâng cao nội địa hóa, từ đó cắt giảm chi phí sản xuất xe.
“Chi phí sản xuất xe ô tô ở Việt Nam cao vì phải nhập trên 80% linh kiện, chủ yếu từ Thái Lan, Indonesia. Mặt khác, do sản lượng nhỏ nên việc áp dụng công nghệ máy móc vào sản xuất rất khó, chủ yếu tận dụng nhân công, thủ công, khiến giá thành sản xuất xe cao.
Bà Nguyễn Hồng Phương, đại diện Công ty TNHH Ford Việt Nam cho rằng cần cân nhắc giảm thuế NK cho một số linh kiện, phụ tùng ô tô. “Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam đã tập hợp các linh kiện, phụ tùng cần giảm thuế NK để Chính phủ xem xét vì có những linh kiện, phụ tùng như động cơ, hộp số không thể sản xuất trong nước được” – bà Nguyễn Hồng Phương cho biết.
Ngoài ra, đại diện Ford Việt Nam cũng đề nghị các chính sách thuế, phí phải giữ ổn định, tiên lượng được và tính toán kỹ lưỡng khi ban hành. “DN sản xuất ô tô thường phải vạch ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cả năm trước đó, nếu chính sách thay đổi đột ngột sẽ đẩy DN vào chỗ rất khó khăn.” – bà Nguyễn Hồng Phương chia sẻ.
Đại diện Công ty Mercerdes Việt Nam cũng muốn giảm thuế NK linh kiện, phụ tùng ô tô và duy trì chính sách ổn định, lâu dài cho ngành ô tô.
Giảm giá thành, lựa chọn phân khúc sản phẩm
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Hiện dung lượng thị trường ô tô Việt Nam còn nhỏ, nhưng về lâu dài tiềm năng lại rất lớn. Với dân số sắp tới lên đến 100 triệu dân, Việt Nam sẽ là thị trường lớn cho ô tô. Thời gian qua chính sách cho ngành ô tô đã có nhưng thực tế lại chưa thành công. Năm 2018 Việt Nam sẽ phải giảm tất cả thuế NK về 0%, đây là thách thức rất lớn với ngành ô tô Việt Nam. Cho nên Chính phủ đã đề ra các giải pháp nhằm duy trì được các nhà sản xuất ô tô ở Việt Nam vẫn hoạt động sau 2018. Thứ hai là giảm chi phí sản xuất ô tô và giá bán ô tô trong nước để cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Thứ ba là công nghiệp hỗ trợ đang kém phát triển thì phải thúc đẩy lên, nâng cao giá trị gia tăng và không lệ thuộc vào bên ngoài.
Để giảm giá thành, theo các nhà nghiên cứu về công nghiệp ô tô, việc chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ là chưa đủ. Bản thân các DN cũng cần phải tìm cách giảm giá thành, song vấn đề này lại ít DN đề cập tới khi than vãn về tương lai của ngành ô tô.
Nhấn mạnh Việt Nam là thị trường “béo bở” cho các DN ô tô, ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam (VAMI) thẳng thắn: Không DN nào dám rời bỏ Việt Nam vì với số dân sắp tới lên đến 100 triệu dân, Việt Nam là thị trường ô tô vô cùng hấp dẫn.
Cho rằng ngành ô tô còn cơ hội phát triển, nhưng ông Đào Phan Long lưu ý phải lựa chọn phân khúc để đầu tư. Đó là xe tải nhẹ, xe tải trung bình, xe buýt, xe khách, xe chuyên dụng. Bởi vì những dòng ô tô khác các tập đoàn đa quốc gia đã phân chia chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Ngoài ra, những loại xe tải, xe buýt có phí vận chuyển lớn nên không tiện NK, tạo cơ hội cho các nước đi sau như Việt Nam sản xuất.
Tại Diễn đàn DN Việt Nam 2015 vừa diễn ra, nhóm Công tác công nghiệp ôtô, xe máy kiến nghị: Ngoài việc bổ sung ngành ô tô và những ngành công nghiệp hỗ trợ cho ô tô vào danh sách các lĩnh vực khuyến khích đầu tư và đề xuất rà soát một số điều luật thuế gần đây, Chính phủ nên cân nhắc thêm các giải pháp để đẩy nhanh sự tăng trưởng của toàn ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh về chi phí lắp ráp, sản xuất xe trong nước nhằm duy trì ngành công nghiệp ô tô bền vững tại Việt Nam. Những yếu tố này sẽ giúp thu hút các nhà cung cấp và các nhà đầu tư tới Việt Nam nhằm hỗ trợ cho sự tăng trưởng, phát triển của ngành. Nhóm Công tác công nghiệp ôtô, xe máy đề xuất một số biện pháp duy trì cạnh tranh về chi phí của xe lắp ráp sản xuất nội địa như loại bỏ thuế NK cho những linh kiện và phụ tùng ô tô mà Việt Nam vẫn chưa sản xuất được; áp dụng chính sách kiểm soát nghiêm ngặt và minh bạch trong việc NK xe nguyên chiếc… |
相关文章
随便看看