【bóng đá đức đêm nay】Chật vật với cái nghèo

时间:2025-01-25 22:06:26 来源:88Point

Báo Cà Mau(CMO) Để đến xã Tân Thuận, chúng tôi chọn con đường “đi nhờ” qua địa phận tỉnh Bạc Liêu bởi con đường huyết mạch nối liền từ trung tâm huyện đến xã đã hư hại nhiều. Qua 2 lần phà mới đến xã, nơi được mệnh danh nghèo nhất của huyện Đầm Dơi. Chỉ cách con sông Gành Hào nhưng cuộc sống bên kia sông lại ồn ào, tấp nập, còn người dân Tân Thuận vẫn từng ngày chống chọi với cái nghèo.

Từ xã, để đến được ấp Hoà Hải, chúng tôi phải đi thêm 1 chuyến phà. Và đây cũng là 1 trong 4 ấp nghèo của xã nghèo Tân Thuận. Những chuyến phà, những con đường nhỏ gập ghềnh, quanh co làm chùn bước những người lần đầu đặt chân đến. “Đây cũng chính là lý do nhiều người cho con mình nghỉ học”, ông La Văn Cảnh, Trưởng ấp Hoà Hải, bùi ngùi.

Nhọc nhằn mưu sinh

Tờ mờ sáng, khi những con kinh rạch cạn nước, mấy đứa trẻ chưa từng biết mặt chữ con chị Ngô Thuý An, ấp Hoà Hải, xã Tân Thuận bắt đầu một ngày lao động với việc mò sò, bắt cua, bắt ốc… Chúng lầm lũi dưới bùn kiếm thu nhập cho gia đình. Mỗi ngày chúng đem về từ 40.000-100.000 đồng để góp phần chi phí cho sinh hoạt hằng ngày của 7 nhân khẩu.

Đám trẻ con chị Ngô Thuý An vất vả mưu sinh.

Cuộc sống gia đình chị Ngô Thuý An chật vật với 5 đứa con trong ngôi nhà dột nát trên phần đất mượn của người thân. Chị Ngô Thuý An thì không thể lao động vì đang mang bầu đứa con thứ 6. Chồng chị đi làm phụ hồ bữa có, bữa không. Vậy là 5 đứa con của chị hằng ngày phải men theo những con kinh để kiếm sống.

Chị An bình thản: “Trời sinh voi sinh cỏ. Người ta giàu của, mình giàu con. Quan trọng kiếm được miếng ăn hằng ngày là mừng rồi, tiền đâu cho tụi nó đi học”.

Ấp Hoà Hải có 345 hộ dân sinh sống. Năm 2017, ấp còn 67 hộ nghèo, 11 hộ cận nghèo. Toàn ấp có 41 hộ dân tộc Khmer, nhưng duy nhất chỉ có 1 hộ thuộc diện khá giả. Còn lại đa phần không đất sản xuất, phải làm thuê, bắt cua, mò sò, đục hàu… kiếm sống hoặc đi nơi khác làm ăn. Lo miếng ăn đã khó nên chuyện đến trường của các em nhỏ dân tộc Khmer ở đây cũng chẳng mấy ai quan tâm.

Ông La Văn Cảnh chia sẻ: “Nhìn chung hầu hết con em hộ dân tộc Khmer nghèo chỉ học hết tiểu học rồi nghỉ. Dù chính quyền địa phương ra sức vận động nhưng không thể can thiệp được nhiều, bởi đường sá đi lại khó khăn, rồi phải lo kiếm miếng ăn hằng ngày nên những hộ này cho con học biết chữ rồi thôi”.

Nông thôn mới còn xa

Là xã nghèo nhất của huyện, đông dân nhất, diện tích rộng nhất, dân di cư cũng nhiều nhất khiến cho Tân Thuận gần như là “túi nghèo” của huyện. Những năm qua, dù chính quyền địa phương ra sức xây dựng hạ tầng, xây dựng nhiều mô hình để người dân phát triển kinh tế, nhưng do phần lớn là dân tứ xứ, ý thức lao động không cao, cứ trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ Nhà nước nên xã gặp vô vàn khó khăn trong công tác giảm nghèo.

Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã còn tới 14,4% (tương đương với 555 hộ) và 88 hộ cận nghèo. Ngoài ra, hạ tầng giao thông nông thôn vẫn còn thấp kém, kéo theo đó các tiêu chí nông thôn mới khó thực hiện. Hiện toàn xã chỉ đạt 8/19 tiêu chí.

Bí thư Đảng uỷ xã Tân Thuận Trần Văn Tỉa bộc bạch: “Trăn trở lớn nhất của xã là tiêu chí giao thông và hộ nghèo. Hiện lộ đạt chuẩn chỉ mới xây dựng được từ 7-8 km, lộ 1,5 m nối liền các ấp chỉ được 60 km, còn 80-90 km nữa mới giáp. Muốn xây dựng được đòi hỏi kinh phí rất lớn, trong khi điều kiện địa phương còn hạn hẹp. Theo đó, nơi chưa có đường, có lộ, tiêu chí hàng rào cây xanh cũng khó thực hiện. Thêm nữa, dân di cư đa phần nghèo, ý thức chưa cao khiến cho Tân Thuận thật sự gặp khó khăn trong tiến trình xây dựng nông thôn mới”.

Ra về, hình ảnh đọng lại trong chúng tôi là cậu bé 4 tuổi con chị Ngô Thuý An bưng trên tay tô cơm trắng, bốc nắm muối hột bỏ vào miệng nhai. Rồi tương lai của cháu, của anh chị em cháu sẽ đi về đâu khi chính những bậc sinh thành thiếu quan tâm? Và trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì khi nào Tân Thuận sẽ vực dậy? Điều này còn trông chờ vào sự chung tay của các ngành, địa phương hơn hết là sự đồng lòng của người dân./.

Hồng Nhung

推荐内容