Ngày con trai học đại học,àmgiámđốcanhgãylưỡinhờxinviệcchoconkhôngđượlich dau bong da tôi mạnh miệng nói: “Con cố gắng học hành chăm chỉ, khi nào ra trường, bố nhờ chú Thành xin cho vào công ty chú, không phải lo lắng nhiều”. Cậu con trai răm rắp nghe lời bố nên học hành chăm chỉ, tốt nghiệp loại khá.
Lúc con ra trường, tôi chủ động nói với em trai - đang là giám đốc - sắp xếp cho cháu một vị trí trong công ty nhưng em ấy liên tục đánh trống lảng. Khi thì em bảo bận công tác, lúc em bảo chưa có vị trí trống, chờ thêm một thời gian.
Con trai thất nghiệp suốt 6 tháng, không có công ăn việc làm, phải đi chạy xe ôm kiếm thu nhập khiến người làm cha như tôi vô cùng sốt ruột.
Tôi lại chủ động mở lời thì em bảo: “Anh cứ bao bọc quá sau nó hư, không biết tự lập. Đàn ông là phải ra ngoài bươn chải, chịu khó phấn đấu thì mới có sự nghiệp tốt đẹp. Em cũng từng như vậy, có ai sắp xếp cho em đâu”.
Nghe em trai nói vậy, tôi cụt hứng nhưng vẫn nhẫn nhịn chờ đợi thêm và dặn con thử gửi đơn xin việc vài nơi, tìm cơ hội.
Sau khi nghỉ việc chạy xe ôm, con làm cho một công ty đúng chuyên ngành nhưng công việc vất vả, lương ba cọc ba đồng. Con gọi điện về kêu ca suốt ngày khiến tôi sốt hết ruột. Chưa kể, con phải đi thuê căn phòng trọ hơn 10m2, chật chội lại tốn kém.
Gác lại chuyện xin việc, tôi bàn với em trai cho con ở nhờ một thời gian để bớt tiền thuê nhà trong lúc công việc chưa ổn định. Em trai và vợ đều đồng quan điểm không cho người lạ ở trong nhà. Đến người giúp việc, họ cũng chỉ thuê theo giờ.
Đành vậy, tôi lại nhờ em để cho cháu ở tạm căn nhà 3 tầng đang bỏ không của em trong ngõ, tiện cháu trông nhà giúp chú, đi lại cũng đỡ vất vả hơn.
Em trai bảo sẽ về bàn với vợ và trả lời. Nhưng sau đó một tuần, tin em báo khiến tôi "sét đánh ngang tai". Em trai bảo căn nhà đó vợ em đang muốn cho thuê cả nhà để họ kinh doanh. Nếu cho cháu ở một phòng sẽ khó cho thuê và không được giá.
Câu nói của em như dao cứa vào tim tôi. Tôi tủi thân vô cùng. Là anh em cùng cha, cùng mẹ, tôi số vất vả làm nông dân, còn em may mắn trở thành ông này ông nọ. Thế mà ngay việc để cho cháu ở nhờ trong căn nhà bỏ không, em cũng từ chối.
Quá giận, nhân dịp giỗ bố, tôi gọi em về quê nói thẳng chuyện vợ chồng em sống ích kỉ, tính toán thì em trai giải thích: “Em không tính toán nhưng em không muốn bất cứ đứa cháu nào, ngay cả con em có cảm giác được bao bọc ngay từ khi vào đời.
Nếu chúng được người thân lo liệu cho từng chút một, không phải bận tâm điều gì thì sau chúng không thể trở thành người giỏi giang, tự lập được.
Em có cách làm của em, mong anh hiểu. Em nghĩ anh không nên nhồi vào đầu con tư tưởng đợi chờ người khác sắp xếp công việc hay nhận sự giúp đỡ của người khác, như vậy con mới khá lên được”.
Tôi tự hỏi tại sao người một nhà không giúp nhau lúc khó khăn, tại sao em trai lại có thể đối xử với cháu ruột của mình như vậy trong khi tôi đã hạ mình nhờ vả? Chú đã quên lúc trước nhờ tôi nghỉ học sớm nên chú mới có thể học hành thành tài?
Dù tôi chưa làm được gì nhiều cho chú nhưng việc tôi nghỉ học ở nhà giúp mẹ việc đồng áng chính là gián tiếp giúp chú nên người.
Tôi không giàu nên mới nhờ cậy tới em nhưng... Thực sự tôi không cam lòng.
Mời độc giả chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này qua bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ email: [email protected]. |
Độc giả giấu tên