【kết quả bóng đá vô địch quốc gia bỉ】Lịch sử và ý nghĩa họ Điểu của người S’tiêng

作者:Thể thao 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 09:56:12 评论数:

Nguồn gốc họ Điểu

Họ (dòng tộc) của một tộc người thường gắn liền với vấn đề lịch sử, kết quả bóng đá vô địch quốc gia bỉ văn hóa của dân tộc đó. Trong lịch sử, không ít tộc người vì sự tồn vong của dòng tộc mà phải đổi họ. Trong kháng chiến, không ít những cán bộ hoạt động cách mạng trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) đã lấy họ của người DTTS và ngược lại người DTTS cũng vậy. Có những tộc người phải đi xin họ (họ Hồ của tộc người Vân Kiều); hoặc có người phải mang họ của đồng đội vì đồng đội đã hy sinh cứu mình (ông Đinh Hồng Đe - A Đe: đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII của tỉnh Kon Tum, đồng đội mang họ Đinh).

Họ Điểu mang hình tượng tâm linh của người S’tiêng. Trong ảnh: Một tiết mục biểu diễn cồng, chiêng bên ánh lửa hồng của người S’tiêng trong lễ hội Mừng lúa mới - Ảnh minh họa: Lâm Á Rịa

Trong quá khứ, người S’tiêng có khá nhiều dòng tộc (họ), họ của người S’tiêng thường gắn với địa danh nước, đất và rất phổ biến với từ Bu, riêng địa bàn huyện Bù Gia Mập, thị xã Phước Long đã có vài dòng tộc như: Bu Sar, Bu N’har, Bu Pêl, Bu Trêl (nay thuộc thôn Bình Hà 1, Bình Hà 2, xã Đa Kia); hay Bu Khâu, Bu Lôh Sưr (thôn Đắk Son 2, xã Phú Văn); Bu Dru, Bu Krwai (thôn 7, xã Long Giang), hoặc dòng tộc Drênh, Chang của người S’tiêng Bu Dêh. Trong   các từ: Bu Sar, Bu N’har, Bu Trêl, Bu Pêl... thì từ Bu chính là họ, dòng tộc (chữ B không phát âm như chữ “B” trong tiếng Việt). Còn các từ Sar, N’har, Trêl, Pêl... là địa danh. Tương tự như các dòng tộc S’tiêng Bu Dru, Bu Krwai (Kơrrwai) ở thôn 7, xã Long Giang hiện nay (Krwai là tên một con suối nằm giữa thôn Nhơn Hòa 1 và thôn Nhơn Hòa 2). Hoặc họ “Buôn Krông” của người Êđê cũng vậy, “Buôn” là làng, “Krông” là con sông, họ mang tên một làng bên sông.

Đến nay, những tài liệu nghiên cứu về người S’tiêng ở Việt Nam vẫn còn quá ít ỏi. Những tài liệu viết về lịch sử tộc người S’tiêng sớm nhất là những ghi chép của Phan Huy Chú in lần thứ nhất năm Minh Mạng thứ 14 (1833), in lần thứ hai năm 1907. Trong đó có đề cập đến một địa danh “Xương Tinh Thành” nằm ở phía Bắc Sông Bé (Lộc Ninh) được ghi bằng chữ Hán trên bản đồ “Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ” vẽ thời Minh Mạng trong “Hoàng Việt Địa Dư Chí”. “Xương Tinh” phiên âm theo Hán Nôm là địa danh của người S’tiêng. Còn “Thành” là để chỉ một thủ phủ, là “thủ đô” của một “tiểu quốc”. Địa danh “Nước S’tiêng” còn được ghi trên bản đồ “An Nam Đại Quốc Họa Đồ” của Tabert được ấn hành năm 1838” (Nguyễn Đình Đầu, 1991, tr.153). Tuy nhiên, những tài liệu này không thấy đề cập đến họ của người S’tiêng.

Đại Nam Nhất Thống Chí (tái bản năm 2006, tr.43), Quốc sử Quán triều Nguyễn thời Minh Mạng (1820-1840) có đề cập đến việc nhà Nguyễn ban các họ: “Sơn, Lâm, Hồng, Nhạn, Ngưu, Mã” cho các “thổ dân” ở Bắc Trấn Biên (trong đó có tỉnh Bình Phước ngày nay). Tác giả Nguyễn Đình Đầu (1991) cho rằng, tộc người S’tiêng, Mạ mang họ Mã (tr.148), đây có lẽ là sự nhầm lẫn. Vì nếu dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt thì chữ “Nhạn” (chim) chính là “Điểu”. Như vậy, họ “Điểu” có nguồn gốc từ họ “Nhạn” do nhà Nguyễn ban cách nay gần 2 thế kỷ, đây là vấn đề ít người biết đến. Đến nay, vẫn chưa tìm được tài liệu viết về sự thay đổi từ họ “Nhạn” sang họ “Điểu”.

Những giả thuyết và ý nghĩa họ Điểu

Họ của mỗi tộc người luôn gắn liền với lịch sử cụ thể và có ý nghĩa riêng của nó. Trong Quốc sử Quán triều Nguyễn thời Minh Mạng (1820-1840), không nói về ý nghĩa họ của các “thổ dân”. Và, đến nay cũng chưa có tài liệu nào viết về ý nghĩa của họ Điểu. Năm 2011, tôi có bài viết: Cần nhận thức đúng về “Họ” của người S’tiêng, đăng trên Tạp chí Khoa học và Thời đại tỉnh Bình Phước. Trong đó đã nói rõ họ Điểu dùng cho cả nam và nữ, “Thị” không phải là họ (từ chỉ giới). Điều rất quan trọng là không có tài liệu nào nói về ý nghĩa họ Nhạn hay họ Điểu nên tôi phải đi tìm giả thuyết.

Có giả thuyết cho rằng: khi quan lính nhà Nguyễn đến làng của “thổ dân” (tộc người S’tiêng, Chơ ro...) thấy cư dân này đang chuẩn bị tổ chức lễ hội (nhêt rông, sa dâng), trên cây nêu (tơm kơr sưt) có treo (yôông) những con chim cắt (pi klang, chim đan bằng lồ ô), quan lính nhà Nguyễn nghĩ rằng cư dân này “thờ” con chim nên bèn đặt họ “Nhạn” (Điểu) cho cư dân này. Giả thuyết khác cho rằng, khi quan lính nhà Nguyễn thấy trên rẫy của những cư dân này có treo những con chim cắt nên nghĩ rằng cư dân này “thờ” con chim nên đã đặt họ “Nhạn”. Dù là những giả thuyết nhưng đều có liên quan đến văn hóa của người S’tiêng nên có thể dựa vào những yếu tố này để phân tích, tìm hiểu. 

Về giả thuyết thứ nhất: Theo Quốc sử Quán triều Nguyễn đời Minh Mạng thứ 19 (1838) có mô tả những sinh hoạt kinh tế, văn hóa các “thổ dân” (vùng Bắc Trấn Biên, bao gồm người S’tiêng ở Bình Phước ngày nay) rằng: “Người thổ dân thì không biết chữ, đốt rẫy làm ăn, gác sàn mà ở, không nhớ ngày tháng. Khi gặt hái xong thì hội họp ăn uống, đánh trống, đánh chiêng cùng nhau vui thích, gọi là ngày tết” (Đại Nam Nhất Thống Chí, 2006, tr.48). Như vậy, việc quan lính chứng kiến cảnh thổ dân tổ chức lễ hội là có cơ sở. Mặt khác, trong lễ hội, việc đan hình con chim để treo lên cây nêu là không thể thiếu được. Những “con chim” này mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo từng lễ hội, quy mô của lễ hội. Như vậy, việc quan lính nhà Nguyễn thấy các “thổ dân” tổ chức lễ hội, trên cây nêu có treo những con chim và có thể quan lính đã nghĩ rằng cư dân này thờ con chim nên đã ban họ “Nhạn” là có cơ sở.

Đối với giả thuyết thứ hai cũng có khả năng xảy ra. Ngày xưa, vùng đất Bắc trấn Biên là vùng đất hoang sơ, nhiều rừng già, muông thú, dân cư thưa thớt, các “thổ dân” sản xuất nhỏ lẻ. Trong cơ cấu gieo trồng, người S’tiêng thường tỉa nhiều giống lúa khác nhau (có giống ngắn ngày, có giống dài ngày) nên thời gian sinh trưởng và thu hoạch lúa cũng khác nhau. Đối với giống lúa ngắn ngày (ba wet, ba klor), khi lúa ra hạt, chim chóc, muông thú thường đến ăn, phá. Để xua đuổi muông thú, người S’tiêng thường làm rất nhiều thứ bẫy khác nhau để đặt trên rẫy, trong đó có đan những con chim cắt và treo lên trên đám rẫy nên có thể quan lính nghĩ rằng những hình con chim đó là biểu tượng tín ngưỡng của người S’tiêng nên đã đặt họ “Nhạn”.

Ngoài 2 giả thuyết nêu trên, trong đời sống tín ngưỡng của người S’tiêng, hình tượng con chim cũng gắn với họ. Những gia đình sau khi có tang ma trong khoảng 1 tháng, thường hay xuất hiện con chim cắt (pi klang kô lêl) bay lượn quanh nhà, người S’tiêng quan niệm rằng con chim chính là “hồn” của người vừa chết, vì nhớ người thân hay cần thức ăn nên “hồn” quay về nhà. Những trường hợp như vậy, người S’tiêng thường lấy thức ăn và tung lên trời cho chim, đồng thời báo cho con chim rằng: đây là thức ăn của người thân, chim (hồn-wêng) hãy mang đi và trở về với thế giới của mình. Con chim thường bay lượn mấy vòng rồi biến mất. Trường hợp người thân vắng nhà, nếu hàng xóm thấy chim bay lượn cũng làm tương tự và báo rằng: người thân đi vắng, đây là thức ăn của chúng tôi, chim hãy mang đi và trở về với thế giới của mình. Đây là những quan niệm và cách ứng xử rất nhân văn của người S’tiêng. Vì vậy, nếu quan lính chứng kiến cảnh này chắc họ cũng nghĩ “thổ dân” thờ con chim.

Chữ “Nhạn” và chữ “Điểu” trong chữ Hán tuy cách viết khác nhau nhưng nghĩa gần giống nhau. Cách đây gần 21 năm (tháng 10-2000) khi đi nghiên cứu chính sách DTTS tại Bắc Kinh, tôi nhờ người phiên dịch, dịch họ và tên Điểu Điều (do Ủy ban Dân tộc của Trung Quốc viết) sang tiếng Việt thì mới biết rằng họ và tên Điểu Điều” mà họ viết sang tiếng Trung Quốc không đúng với ý nghĩa “Điểu Điều - “Hồng Hạc” và tôi đã đề nghị họ sửa lại. Năm 2009, khi sang Bắc Kinh lần thứ 2, tôi đã không đề nghị họ sửa lại họ và tên Điểu Điều. 

Như vậy, dựa trên các giả thuyết và thực tế hoạt động văn hóa, sản xuất, tín ngưỡng của người S’tiêng, chúng ta có thể nói rằng quan lính nhà Nguyễn đã có những chứng kiến các hoạt động sản xuất, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng  nên đã đặt họ “Nhạn” cho người S’tiêng và với ý nghĩa “Nhạn” (Điểu) là con vật tâm linh, tín ngưỡng của người S’tiêng.