【mu - west ham trực tiếp】Các khoản nợ khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp được xử lý như thế nào?

Quản lý,áckhoảnnợkhichuyểnđổisởhữudoanhnghiệpđượcxửlýnhưthếnàmu - west ham trực tiếp sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập
7 nguyên tắc bàn giao, tiếp nhận nợ và tài sản khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
Số tiền gia hạn thuế năm 2021 sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp sẽ được chuyển vào ngân sách
Các khoản nợ khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp được xử lý như thế nào?
Thông tư 07 quy định phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong xử lý nợ và tài sản loại trừ. Ảnh: Internet

Đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong xử lý nợ và tài sản loại trừ

Theo Thông tư 07/2022/TT-BTC, nguyên tắc bàn giao, tiếp nhận nợ và tài sản là các khoản nợ và tài sản loại trừ khi bàn giao, tiếp nhận phải đảm bảo có đầy đủ hồ sơ (đối với nợ), có hiện vật (đối với tài sản). Trường hợp nợ không có đủ hồ sơ và tài sản không còn hiện vật thì Công ty Mua bán nợ có văn bản gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu và DN, ĐVSNCL thông báo lý do không tiếp nhận để DN, ĐVSNCL tiếp tục quản lý, theo dõi hoặc xử lý theo quy định hiện hành về chuyển đổi sở hữu DN. Việc bàn giao, tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ được thực hiện căn cứ vào quyết định công bố giá trị DN, ĐVSNCL của cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định pháp luật về chuyển đổi sở hữu DN, ĐVSNCL. Quyết định công bố giá trị DN, ĐVSNCL phải nêu cụ thể giá trị nợ và tài sản loại trừ làm căn cứ để Công ty Mua bán nợ thực hiện tiếp nhận.

Về xử lý nợ và tài sản đã tiếp nhận, Thông tư 07 quy định, Công ty Mua bán nợ thực hiện các hình thức xử lý nợ và tài sản loại trừ đã tiếp nhận theo quy định tại Nghị định số 129/2020/NĐ-CP và Quy chế tài chính của Công ty, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và phù hợp với các quy định hiện hành đối với từng hình thức xử lý nợ và tài sản. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất thì việc xử lý phải đảm bảo theo quy định của pháp luật về đất đai.

Đối với tài sản (bao gồm cả tài sản đảm bảo khoản nợ) có giá trị còn lại trên sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng trở lên, Công ty Mua bán nợ thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá để tổ chức bán tài sản theo phương thức đấu giá theo quy định. Đối với tài sản (bao gồm cả tài sản đảm bảo khoản nợ) có giá trị còn lại trên sổ sách kế toán dưới 100 triệu đồng, Công ty Mua bán nợ quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận theo giá không thấp hơn giá thị trường. Trường hợp tài sản không có giao dịch trên thị trường thì Công ty Mua bán nợ thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá để làm cơ sở bán tài sản và chịu trách nhiệm về việc quyết định giá bán tài sản.

Đối với tài sản tiếp nhận theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trường hợp cần thiết phải sửa chữa, nâng cấp để nâng cao hiệu quả xử lý tài sản theo quy định, Công ty Mua bán nợ được sử dụng nguồn vốn kinh doanh để thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền quy định và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Số tiền thu hồi được sau khi trừ các chi phí phát sinh liên quan đến việc sửa chữa, nâng cấp tài sản, số còn lại được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Báo cáo Bộ Tài chính đối với khoản nợ không có khả năng thu hồi

Một số trường hợp xử lý tài sản cụ thể cũng được Thông tư đề cập đến. Theo đó, trường hợp bán đấu giá tài sản không thành công, Công ty Mua bán nợ điều chỉnh giá khởi điểm theo quy định để tiếp tục bán đấu giá. Mức giảm tối đa không quá 10% giá khởi điểm của cuộc đấu giá không thành công liền kề trước đó. Đối với tài sản không có giá trị thu hồi, tài sản cần phải hủy bỏ, tháo dỡ, Công ty Mua bán nợ phối hợp với DN tổ chức hủy bỏ, tháo dỡ hoặc thuê tổ chức bên ngoài thực hiện hủy bỏ, tháo dỡ.

Bên cạnh đó, trong trường hợp bên nợ thanh toán đủ nợ gốc trong vòng 12 tháng kể từ ngày bên nợ cam kết trả hết nợ gốc thì Công ty Mua bán nợ xem xét xóa nợ lãi chậm nộp (kể cả tiền lãi chậm thi hành án trong trường hợp có quyết định của Tòa án) sau khi bên nợ trả hết nợ gốc theo cam kết. Đối với khoản nợ không có khả năng thu hồi (bao gồm cả nợ xử lý trước thời điểm bàn giao) đã được Công ty Mua bán nợ theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán trên 10 năm (bao gồm cả thời gian DN theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán trước khi chuyển giao cho Công ty Mua bán nợ), Công ty Mua bán nợ báo cáo Bộ Tài chính có ý kiến trước khi Công ty Mua bán nợ quyết định loại trừ, không tiếp tục theo dõi trên sổ sách theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 17 Nghị định số 129/2020/NĐ-CP.

Về vấn đề sử dụng tiền thu từ thu hồi, xử lý nợ và tài sản, Thông tư 07 quy định, Công ty Mua bán nợ thực hiện quản lý tiền thu từ thu hồi, xử lý nợ và tài sản loại trừ đã tiếp nhận theo quy định tại Điều lệ, Quy chế tài chính của Công ty và các quy định tại Thông tư này. Theo đó, trích 30% số tiền từ thu hồi nợ, bán tài sản đã tiếp nhận, nhận đền bù tài sản trên đất khi thu hồi đất để lại cho Công ty Mua bán nợ sử dụng nhằm bù đắp các chi phí phát sinh có liên quan như: tiếp nhận, tổ chức thu hồi, quản lý, khai thác, xử lý nợ và tài sản (bao gồm cả chi phí hủy bỏ, tháo dỡ tài sản), chi phí định giá, đấu giá và các chi phí khác có liên quan. Cùng với đó, trích 10% số tiền thu hồi nợ, xử lý tài sản tiếp nhận để chuyển trả DN nhằm bù đắp các chi phí quản lý, giữ hộ tài sản, thu hộ nợ, phối hợp, hỗ trợ để nhận đền bù tài sản trên đất khi thu hồi đất.

Trong trường hợp đưa tài sản tiếp nhận vào khai thác (góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết; cho thuê) thì thanh toán chi phí giữ hộ tài sản theo thực tế kể từ ngày ký Biên bản bàn giao nhưng không quá 10% giá trị thẩm định của tổ chức có chức năng thẩm định giá khi đưa tài sản vào khai thác.

Nhà cái uy tín
上一篇:Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
下一篇:Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh