【xem lich bong da anh】Chốt chặn Tàu Ô: Chiến thắng của nghệ thuật quân sự
Đại tá NGUYỄN THÀNH RUÂN,u xem lich bong da anh Phó chính ủy Bộ CHQS tỉnh Bình Phước
BPO - Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô ngày 28-8-1972 đi vào lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam như một hiện tượng, làm xuất hiện một thuật ngữ chiến đấu mới “chốt chặn Tàu Ô”. Qua đó thể hiện tầm nhìn, tư duy sáng tạo của Trung ương Cục, Quân ủy Miền và Bộ Tư lệnh chiến dịch, đồng thời là nét nổi bật trong Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972.
CHỐT CỨNG, CHẶN ĐỨNG
Phát huy thắng lợi năm 1971 và để giành thế chủ động trên chiến trường, tạo bước chuyển biến cơ bản, tiến tới thay đổi cục diện chiến tranh, Trung ương Đảng quyết định mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên các hướng: miền Đông Nam Bộ, Trị - Thiên và Tây Nguyên, trong đó miền Đông Nam Bộ là hướng phối hợp quan trọng. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Trung ương Cục và Quân ủy Miền mở Chiến dịch Nguyễn Huệ trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, nhằm tiêu diệt một bộ phận quân địch trên hướng Bắc Sài Gòn; giải phóng các tỉnh: Bình Long, Phước Long, Tây Ninh, Bình Dương.
Thực hiện chiến dịch, Bộ chỉ huy Miền sử dụng 3 sư đoàn bộ binh: 5, 7, 9 và một số đơn vị trực thuộc, lực lượng vũ trang địa phương tham gia chiến dịch. Trong đó, Sư đoàn 7 (Quân đoàn 4) được giao nhiệm vụ chốt chặn Tàu Ô, kết hợp đánh vận động, sau đó chuyển sang chiến đấu phòng ngự khu vực chia cắt địch trên Đường 13. Nhiệm vụ của Sư đoàn 7 là tiến công, ngăn chặn địch trên Đường 13, dài gần 20km, đoạn từ Nam Bình Long đến Bắc Chơn Thành, trọng điểm là khu vực Tàu Ô, tạo điều kiện cho Sư đoàn 5 tiến công giải phóng Lộc Ninh và Sư đoàn 9 giải phóng căn cứ An Lộc (Bình Long). Thực hiện chốt cứng, chặn đứng, giữ vững trận địa dài ngày và không để địch cùng xe tăng, xe cơ giới vượt qua chốt chặn Tàu Ô, Sư đoàn 7 lập thế trận bao vây chia cắt, chặn bộ binh, cơ giới địch lên tăng viện và ngăn không cho địch tháo chạy về Sài Gòn.
Một tổ chiến đấu của Sư đoàn 7 bố trí bên Đường 13 ở công sở xã Thanh Lương, quận An Lộc - Ảnh: TL
Để khơi thông Đường 13 và đập tan lực lượng Quân Giải phóng chốt chặn Tàu Ô, địch huy động toàn bộ lực lượng của các sư đoàn 18, 21, 25, lữ đoàn 15 tăng thiết giáp, 1 lữ đoàn lính dù và sử dụng hơn 35.000 quả đạn pháo 105mm, 155mm, đánh phá trận địa ta. Trong 3 ngày đầu (từ ngày 5-4 đến 8-4-1972), địch dùng 2 phi đội máy bay chiến thuật với 120 lần chiếc đánh vào Tàu Ô; 80 lần chiếc yểm trợ cho bộ binh tấn công vào Tàu Ô. Địch còn gọi máy bay chiến lược B52 đánh 2 lần vào 2 giờ gần nhau, đánh thành chữ X lấy Tàu Ô làm giao điểm từ Tây sang Đông với chiều sâu 800m. Trước sự hủy diệt của lực lượng không quân, bộ binh và các hỏa lực pháo binh của địch, bộ đội ta vẫn tồn tại và kiên cường chống trả quyết liệt mỗi ngày.
Đại tá Trần Xuân Ban, nguyên Tham mưu trưởng Trung đoàn 14, Sư đoàn 7 ôn lại những ngày tháng không thể nào quên trong Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 trên chiến trường Đông Nam Bộ. Ảnh: Như Nam
Trong suốt 150 ngày đêm chốt chặn Tàu Ô (từ ngày 5-4 đến 28-8-1972), Sư đoàn 7 đã tổ chức đánh gần 800 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 8.189 tên, bắt sống 211 tên địch, bắn rơi và phá hủy 119 máy bay các loại, phá hủy 202 xe các loại, 102 khẩu pháo, 20 hầm đạn và nhiên liệu, thu 390 súng các loại. Địch thiệt hại nặng buộc phải rút chạy khỏi khu vực tác chiến, từ bỏ ý đồ giải tỏa Đường 13…
CƠ ĐỘNG TIẾN CÔNG PHÁ THẾ ĐỊCH
Về nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Chốt chặn Tàu Ô, Sư đoàn 7 đã đáp ứng được yêu cầu chiến lược đề ra; đồng thời, đánh dấu bước phát triển về nghệ thuật tổ chức và thực hành chiến dịch của bộ đội chủ lực Miền. Trong đó, nổi bật là nghệ thuật chốt kết hợp với tiến công địch ngoài công sự, được thể hiện:
Dựa vào thế chốt vững chắc, tiến hành các trận cơ động tiến công phá thế địch. Ngay từ đầu, trong quyết tâm tác chiến, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã xác định: chốt trên Đường 13 là nhiệm vụ rất quan trọng, thành phần không thể thiếu trong hoạt động tác chiến chiến dịch, nhằm ngăn chặn các cuộc hành quân của địch từ Nam Bình Long, chi viện, ứng cứu cho Lộc Ninh. Theo đó, Bộ Tư lệnh chiến dịch lựa chọn Sư đoàn 7 - đơn vị được ví như “cánh cửa thép” trong chiến thuật chốt và giành nhiều thắng lợi trên chiến trường Campuchia làm nhiệm vụ quan trọng này. Việc sử dụng đơn vị có nhiều kinh nghiệm chiến đấu thực hiện nhiệm vụ chốt trên Đường 13 thể hiện tầm nhìn, tư duy sáng tạo của Trung ương Cục, Quân ủy Miền và Bộ Tư lệnh chiến dịch, đồng thời là nét nổi bật trong Chiến dịch Nguyễn Huệ. Bởi vì, Đường 13 là đường ngắn nhất, thuận lợi nhất mà quân địch có thể cơ động lực lượng từ phía Nam Bình Long, chi viện, ứng cứu cho Lộc Ninh. Việc tổ chức các chốt trên Đường 13 là chỗ dựa vững chắc để quân chủ lực phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương ở khu vực Bình Long tiến công các căn cứ của địch và cũng là yếu tố quan trọng khiến quân địch không dám đưa quân chi viện, ứng cứu Lộc Ninh khi cứ điểm này bị tiến công.
Chốt không có nghĩa là phòng ngự bị động đơn thuần, mà trên cơ sở thế của chốt tạo ra, lực lượng cơ động chủ động tiến công vào khu căn cứ và đội hình hành quân của địch, tạo điều kiện cho lực lượng chủ yếu thực hiện trận then chốt chiến dịch. Đây là sự phát triển sáng tạo của nghệ thuật chiến dịch mà địch không ngờ tới, dẫn đến bị động và thất bại. |
Thực tiễn trong đợt 1 chiến dịch (từ 1-4 đến 15-5-1972) cho thấy, Sư đoàn 7 đã bố trí: Trung đoàn 14 ở Tàu Ô sẵn sàng đánh địch rút chạy từ Bình Long về và từ Chơn Thành lên; Trung đoàn 12 ở khu vực Xóm Ruộng (Đông Bắc Chơn Thành) là lực lượng chốt cứng; Trung đoàn 209 là lực lượng cơ động, đứng chân ở Bàu Lông (Nam Chơn Thành), sẵn sàng đánh bại các cuộc hành quân của địch.
Việc Sư đoàn 7 bố trí đội hình thành thế chân kiềng và tổ chức được các chốt trên Đường 13, tạo thế vững chắc để lực lượng cơ động của ta đánh bại cuộc tiến công của Chiến đoàn 7 ở Phù Lỗ; phục kích tiêu diệt Chiến đoàn 52 ở cầu Cần Lê khi chúng rút chạy về Bình Long; đẩy lùi cuộc tiến công của Lữ dù 1 từ Chơn Thành lên Ngọc Lầu và phá sản cuộc hành quân ứng cứu của Sư đoàn 21 ở Bắc Chơn Thành.
Ngoài ra, Sư đoàn 7 còn phối hợp với Sư đoàn 5 tiến công cứ điểm Lộc Ninh - thực hiện trận then chốt mở đầu chiến dịch; tạo điều kiện cho Sư đoàn 9 đánh Bình Long, phá thế tiến công của địch.
ĐÁNH CHỐT KẾT HỢP VỚI VẬN ĐỘNG TIẾN CÔNG
Bộ Tư lệnh chiến dịch vừa chuyển hóa thế trận linh hoạt, vừa kết hợp chặt chẽ giữa chốt chính với chốt cơ động tiến công địch ngoài công sự. Mặc dù giữ được Bình Long nhưng quân địch vẫn rơi vào tình thế bị động đối phó. Để nhổ bật “chiếc đinh cái” trên Đường 13, đẩy ta ra xa Bình Long, địch tập trung lực lượng, phương tiện mở các cuộc hành quân lớn.
Nắm chắc mưu đồ của chúng, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương và để các lực lượng có thời gian củng cố lực lượng, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã điều chỉnh phương thức hoạt động trong đợt 2: “vây lỏng Bình Long, kiên quyết chốt chặn kết hợp tiến công tiêu diệt sinh lực địch ngoài công sự, để kìm chân và thu hút địch trên Đường 13”.
Với sự điều chỉnh phương thức hoạt động đó, một mặt ta tiếp tục phát huy chiến thuật mà Sư đoàn 7 đã sử dụng hiệu quả trong đợt 1; mặt khác, kìm chân địch lâu dài trên Đường 13, tạo thuận lợi cho quân và dân miền Đông đánh phá bình định, quân chủ lực Miền có điều kiện phối hợp với các lực lượng trên hướng chủ yếu của cuộc tiến công chiến lược đánh địch, giành thắng lợi lớn. Theo đó, Sư đoàn 7 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chốt trên Đường 13, nhưng không phải để phục vụ các đợt tiến công mà là đẩy lùi, đánh bại các cuộc hành quân, phản kích, giải tỏa Đường 13 của địch. Chính việc thay đổi nhiệm vụ chốt đã xuất hiện cách đánh chốt kết hợp với vận động tiến công - nét đặc sắc trong chiến dịch này. Vì thế, ta không những không rơi vào thế bị động phòng ngự giữ chỗ mà còn phát huy cao độ hiệu suất chiến đấu của các chốt và lực lượng cơ động.
Để đánh bại các cuộc hành quân của địch, giữ vững chốt trên Đường 13, Sư đoàn 7 đã điều chỉnh thế trận chốt và lực lượng cơ động. Bên cạnh việc tập trung giữ vững các chốt chiến dịch, Sư đoàn 7 còn mở rộng địa bàn hoạt động, lập thêm các chốt cơ động ở phía Nam Bình Long, đồng thời tổ chức lực lượng tiến công vào bên sườn, phía sau đội hình hành quân của địch. Việc lập thêm các chốt cơ động trên Đường 13 đã buộc quân địch phải tăng cường lực lượng, phương tiện để tiến công vào các khu chốt và đó chính là cơ hội để ta vận động tiến công, đánh vào bên sườn, phía sau đội hình hành quân của địch.
Thực tiễn khi quân địch tiến công chốt Cống Ông Tề (từ ngày 21-5 đến 6-6-1972), Sư đoàn 7 đã điều Trung đoàn 14 từ Tân Khai xuống phối hợp với Trung đoàn 209 phản công địch, giữ vững chốt. Khi khu chốt Tàu Ô bị vây ép mạnh (từ ngày 15-7 đến 10-8-1972), có nguy cơ bị địch chiếm, ta đã kịp thời chuyển lực lượng chủ yếu ra phía sau lưng địch, rồi bất ngờ tiến công căn cứ Lai Khê. Cùng với đó, lực lượng cơ động của Sư đoàn 7 phối hợp với Trung đoàn 205 vận động tiến công địch trên đoạn Chơn Thành - Lai Khê, khiến quân địch không kịp trở tay. Ngoài ra, ta còn đưa lực lượng xuống khu vực Bàu Bàng lập thêm các chốt cơ động. Chính các chốt này đã tiêu diệt gọn 2 tiểu đoàn biệt động quân (35 và 51) từ Biên Hòa lên chi viện và tạo thế vững chắc để các lực lượng cơ động phát triển xuống phía Nam. Như vậy, với việc chuyển hóa thế trận giữa chốt chính với chốt cơ động tiến công địch ngoài công sự, nên ta không những giữ vững chốt chiến dịch mà còn đánh bại mọi nỗ lực hòng mở thông Đường 13 của địch.
VẬN DỤNG LINH HOẠT CÁC HÌNH THỨC CHIẾN THUẬT, THỦ ĐOẠN CHIẾN ĐẤU
Đối đầu với quân địch có ưu thế vượt trội về binh lực, hỏa lực và sức cơ động cao, đòi hỏi Bộ Tư lệnh chiến dịch vừa phải xác định các hình thức chiến thuật phù hợp vừa phải liên tục điều chỉnh cách đánh tại các khu chốt trên Đường 13 để đánh bại mưu đồ của địch, giữ vững chốt. Theo đó, bên cạnh cách đánh của chiến dịch là tập trung lực lượng, phương tiện đột phá cứ điểm, đánh viện và vừa diệt điểm vừa đánh viện, Bộ Tư lệnh chiến dịch còn phát huy sức mạnh của các chốt nhằm tạo thế vững chắc cho lực lượng cơ động tiến công địch ngoài công sự. Tuy nhiên, trong từng trận chiến đấu, từng khu chốt, lực lượng cơ động chiến dịch đã phối hợp chặt chẽ với đơn vị bạn, lực lượng vũ trang địa phương và các chốt tổ chức chặn cắt đội hình hành quân của địch, sau đó phục kích, tập kích, vận động tiến công chính diện kết hợp vu hồi vào hai bên sườn và phía sau đội hình quân địch.
Nhà bia tưởng niệm và Tượng đài chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô đã trở thành địa chỉ đỏ của các chuyến về nguồn, tham quan, học tập của nhân dân trong và ngoài tỉnh
Thực tiễn trong trận tiến công chặn cuộc hành quân của Sư đoàn 21 địch mở đường lên Bình Long (từ ngày 19-5 đến 23-5-1972), bằng lối đánh gần, “thế cài răng lược”, Sư đoàn 7 đã phối hợp với Trung đoàn 205 bao vây, từng bước cô lập, vận động phục kích, tiêu diệt toàn bộ 1 chi đoàn thiết giáp, đánh thiệt hại nặng 1 trung đoàn địch, buộc chúng phải rút về Chơn Thành. Trong các trận phản kích địch trên Đường 13, dựa vào thế vững chắc của các chốt, lực lượng cơ động chiến dịch thực hành tiến công chính diện kết hợp với vu hồi vào hai bên sườn và phía sau lưng địch, khiến chúng bất ngờ, không kịp đối phó. Khi quân địch tháo chạy khỏi Lộc Ninh, ta tổ chức phục kích, tiêu diệt toàn bộ Chiến đoàn 52 ở Cần Lê. Với việc vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, ta đã tiêu diệt gọn 2 cứ điểm Lộc Ninh và Xa Mát trong thời gian ngắn, chặn đứng, đánh bại các cuộc hành quân giải tỏa Đường 13 của địch.
Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô đã góp phần tô thắm thêm truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam nói chung, dân và quân Đông Nam Bộ nói riêng. Nhưng để có được chiến thắng trong cuộc đọ sức lịch sử này đã có hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 và những người con ưu tú của mọi miền đất nước đã ngã xuống. Những giá trị về nghệ thuật quân sự và kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức thực hành chiến dịch từ chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô có giá trị thực tiễn cao, là bài học quý báu trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
* Tài liệu tham khảo: Lịch sử Đảng bộ Quân sự tỉnh Bình Phước (1945-2010); Lịch sử Bình Phước kháng chiến (1945-1975); Lịch sử Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Bình Phước (1945-2010).
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- Đầu tàu kinh tế thế giới sẽ tăng tốc nhờ cách mạng thuế
- Trắc nghiệm dự đoán 2024: Mùa đông này, cuộc sống của bạn có mùi vị gì?
- Một chú rể hai cô dâu và đám cưới bi kịch chỉ vì sính lễ
- Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
- Mới kết hôn đã muốn làm mẹ đơn thân
- Trắc nghiệm tính cách: Biết rõ mình là người như thế nào qua gói quà Trung thu
- Trắc nghiệm dự đoán tương lai: Bạn sẽ nhận được may mắn gì vào dịp Trung thu năm nay?
- Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- WTO cảnh báo về nguy cơ siết chặt rào cản thương mại toàn cầu
- 12 cung hoàng đạo thứ 7 ngày 31/8/2024: Ma Kết thiếu khéo léo, Nhân Mã cầu toàn quá đà
- Chú rể quỳ khóc trước mặt mẹ kế không chịu đứng dậy
- Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- Trắc nghiệm tình yêu hàng ngày 8/10/2024: Người ấy sắp tới sẽ có hành động gì với bạn?
- Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong
- Tình trăm năm tập 83: Vợ đau ốm 18 năm, chồng đẩy xe cùng đi bán vé số mỗi ngày
- Phó Thống đốc NHNN: Nới lỏng điều kiện cấp tín dụng có thể đe dọa an toàn tài chính quốc gia
- Hàng loạt công ty vận chuyển ô tô bị phạt vì vi phạm chống độc quyền
- Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- Tôi mua nhà 1,4 tỷ từ số tiền 200 triệu và một cuộc hôn nhân sắp đổ vỡ