Tháng 8/2018,ôngDiệuThúyTiêuđượctiềncủađànôngTâykhôngdễkết quả trận đấu đức nữ phi công Nguyễn Trần Diệu Thúy (sinh năm 1989) lên xe hoa với chồng ngoại quốc. Ông xã của Diệu Thúy tên Antoine Aubry (sinh năm 1980), là giám đốc khách sạn tại Pháp.
Kể từ đó, nhắc đến Diệu Thúy, người ta không chỉ nghĩ tới hình ảnh nữ phi công xinh đẹp, cá tính mà còn dành nhiều sự chú ý cho cuộc hôn nhân mà theo cô là "không bình thường".
Do tính chất công việc, hiện tại, phi công Diệu Thúy và chồng không sống chung, gặp nhau 3 tháng một lần và độc lập hoàn toàn về kinh tế.
Ông xã của Diệu Thúy tên Antoine Aubry (sinh năm 1980), là giám đốc khách sạn tại Pháp. |
Chia sẻ với Zing.vn, 8X cho biết gia đình cô chưa bao giờ muốn con gái kết hôn với người nước ngoài. Khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và vị trí địa lý là những khó khăn dễ nhận thấy khi quyết định cưới chồng ngoại quốc.
Thế nhưng, "ba mẹ biết tính cách mình quyết đoán nên chưa bao giờ cấm cản điều gì. Từ nhỏ và mẹ đã dạy phải dám làm, dám chịu", nữ phi công nói.
Và đối với Diệu Thuý, việc lấy chồng Tây cũng mang lại cho cô không ít thú vị.
"Đàn ông Á hay Âu cũng có người này người kia"
Trước khi trở thành phi công, Diệu Thuý là diễn viên xuất hiện trong nhiều bộ phim như Dốc sương mù, Bên kia sông, Người giúp việc...
"Đàn ông ở châu Á hay Âu cũng luôn có người này người kia. Pháp hay Việt Nam cũng vậy nhưng vẫn có những khác biệt khá dễ để nhận ra", Diệu Thúy chia sẻ.
Nữ phi công nói thêm đàn ông Pháp khá nhạy cảm, họ thường có cảm xúc theo dòng sự kiện đang xảy ra. Ngoài ra, họ chỉ chú trọng đến 2 ngày trong năm là sinh nhật và Giáng sinh.
"Đối với họ, quan tâm bạn đời không cần thiết phải là ngày gì vì bất cứ ngày nào trong 365 ngày đều là lễ. Quan trọng nhất là cảm xúc hiện tại nên họ tặng hoa, quà hay đi du lịch thường theo cảm hứng", 8X nói.
Tuy nhiên, với cô, ở Việt Nam, thông thường "đấng mày râu" thường tạo bất ngờ, đặc biệt quan tâm đến nửa kia vào các ngày lễ như 20/10, 8/3 hay ngày lễ tình nhân. Điều này khiến hội chị em mang tâm lý mong ngóng, đợi quà vào ngày lễ, nếu không có sẽ rất dễ tủi thân.
Bên cạnh đó, quan điểm về đàn ông làm việc nhà cũng khá khác biệt giữa chồng hiện tại của Thúy và những người bạn trai cũ của cô.
Hiện tại, phi công Diệu Thúy và chồng không sống chung, gặp nhau 3 tháng một lần và độc lập hoàn toàn về kinh tế. |
"Đàn ông Pháp nói riêng và châu Âu nói chung, việc chăm con và nấu nướng, dọn nhà là trách nhiệm của họ. Họ thường làm các việc đó một cách tự nhiên vì không có việc gì là của phụ nữ hay đàn ông".
8X kể lại thời sinh viên, cô quen bạn trai Việt. Diệu Thúy khi ấy không dám nhờ bạn trai rửa bát hay dọn nhà giúp bởi trong mắt người này, đó là việc hạ thấp tính đàn ông.
"Khi tranh luận, mình bảo vệ ý kiến, cãi lại là bị bạo lực luôn. Tất nhiên, với tính cách của mình, mình không chịu thua. Ngoài ra, người đó còn rất lăng nhăng nữa", Diệu Thúy kể.
Sau đó, nữ phi công quen một người theo lời miêu tả của cô là "rất chung thủy, chiều chuộng". Thế nhưng, theo Diệu Thuý, vì "duyên không tới nên vẫn dừng lại".
"Ở đâu cũng có nhiều kiểu người, nhiều kiểu tính cách nhưng theo mình, số đông đàn ông châu Âu biết san sẻ việc nhà với vợ hơn", nữ phi công nói.
"Ly hôn không phải là điều tệ nhất"
"6 năm làm việc và học tại nước ngoài, mình không có cơ hội gặp người Việt, yêu và cưới người nước ngoài là cái duyên. Nhưng qua quá trình yêu lâu thì đã quen với văn hoá, màu da, đôi mắt khác biệt ấy, thành ra trở thành gu thẩm mỹ hồi nào không hay", Diệu Thúy chia sẻ.
Với cô, yêu đàn ông Việt hay ngoại quốc đều không tồn tại khái niệm "mất" hay "được" mà quan trọng nhất là cả hai phải thay đổi phù hợp với đối phương, vậy mới có thể đi tiếp với nhau đoạn đường dài.
Nói về những khác biệt rõ nét nhất khi là vợ của người đàn ông nước ngoài, Diệu Thúy cho biết ở Việt Nam, khi cưới nhau là hai gia đình có sự gắn bó thông gia chặt chẽ, có sự tương tác họ hàng, bạn bè. Và cũng chính nhờ những mối quan hệ đó, các đôi vợ chồng luôn cố gắng giữ gìn gia đình cho dù có phạm lỗi lầm.
Còn ở Pháp, không có khái niệm thông gia, và càng không có khái niệm con dâu con rể. Họ chỉ có khái niệm vợ của con trai hay chồng của con gái. Vì vậy, khi các cặp đôi kết hôn, không cần biết bạn đời giàu hay nghèo, họ đều có hợp đồng hôn nhân để tránh những tranh chấp trong tương lai.
Ngoài ra, theo cô, đàn ông Tây có tính cá nhân cao, luôn tính toán và nghĩ cho bản thân họ trước. Do vậy, nếu mọi thứ đi theo chiều hướng bất lợi cho mình và không có sự cân bằng, họ sẵn sàng bước tiếp một mình mà không cần người bạn đời.
"Yêu đàn ông Việt hay ngoại quốc đều không tồn tại khái niệm 'mất' hay 'được' mà quan trọng nhất là cả hai phải thay đổi phù hợp với đối phương, vậy mới có thể đi tiếp với nhau cả đoạn đường dài", Diệu Thúy nói. |
Khi được hỏi về suy nghĩ cưới chồng Tây hầu hết là đại gia, Diệu Thúy cho hay: "Tuỳ vào hoàn cảnh và bạn là ai nhưng để tiêu được tiền của đàn ông nước ngoài không dễ chút nào. Theo mình, muốn được chiều chuộng thì đàn ông Việt Nam vẫn hơn".
"Dù là yêu ai, cưới Tây hay Việt, con gái cũng nên mạnh mẽ để nếu đối phương không tốt, là người ích kỷ thì bạn cũng đủ tự tin để ra đi. Ly hôn không phải là điều tệ nhất, tệ nhất là bạn ở lại trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc", Diệu Thúy nhấn mạnh.
Vị vua yêu nữ y tá xinh đẹp đến cuối đời dù không có con nối dõi
Hoàng hậu không sinh được con nhưng vị vua thứ 5 của Bỉ vẫn một lòng yêu thương bà cho tới khi qua đời.