【bang xep hang cup fa】Đến năm 2015, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Đó là một trong những mục tiêu được nêu trong Kế hoạch số 129/KH-BGDĐT vừa được Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành. Đây là kế hoạch hành động vì trẻ em của ngành giai đoạn 2013-2020. Then thbang xep hang cup fao đó, kế hoạch này được triển khai tại 100% các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện nhằm thực hiện tốt hơn quyền của trẻ em, đảm bảo sự công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em.
Đến năm 2015 phải hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi
* Những mục tiêu cụ thể
Kế hoạch đã đề ra những mục tiêu cụ thể là hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015; đến năm 2020 có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới 10%. Nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học. Kết quả xóa mù chữ được củng cố bền vững. Đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 98% và tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 99% đối với cả nam và nữ. Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học; tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hỗ trợ học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh ở vùng khó khăn có điều kiện đến trường. Để thực hiện được các mục tiêu trên, Bộ GD-ĐT đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể.
* Nâng cao nhận thức về giáo dục trẻ em
Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng về mục đích, ý nghĩa của giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em. Bổ sung nội dung giáo dục về quyền và bổn phận trẻ em, trách nhiệm công dân, giáo dục kỹ năng sống bằng nhiều hình thức lồng ghép, tích hợp vào các chương trình chính khóa, ngoại khóa, các môn học phù hợp trong các cơ sở giáo dục, một số văn bản hướng dẫn thường xuyên của ngành về xây dựng môi trường học tập, quản lý nhà trường; tích hợp vào các hoạt động, phong trào của ngành: xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; công tác thi đua khen thưởng; công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; giáo dục kỹ năng sống trong trường mầm non, phổ thông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật của ngành giáo dục.
* Phát triển trường lớp và nâng cao chất lượng giáo dục
Quy hoạch phát triển mạng lưới trường mầm non và phổ thông phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ em đến trường. Thực hiện tốt ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường. Tăng tỷ lệ huy động trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em dân tộc thiểu số đến trường.
Đổi mới nội dung chương trình phương pháp dạy học, thực hiện có chất lượng chương trình giáo dục mầm non mới, xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình về giáo dục và đào tạo: đề án ngoại ngữ quốc gia 2020; đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đề án phát triển trường chuyên, Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào giai đoạn 2012-2015, 2016-2020; đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020; xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đủ số lượng, đảm bảo chất lượng mới để thực hiện toàn diện chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non.
* Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục
Tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Dạy tiếng dân tộc thiểu số theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.Củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú. Thực hiện các chính sách học bổng, miễn, giảm học phí đối với các đối tượng chính sách, học sinh dân tộc, trẻ em khó khăn.
Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành chủ động tham mưu với Chính phủ đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ chính sách trong giáo dục và đào tạo: miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, chế độ học bổng, chế độ hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học sinh...; đặc biệt là đối với trẻ em, học sinh thuộc đối tượng chính sách. Về cơ bản, ngân sách chi cho giáo dục tăng hàng năm, đã đạt mức 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước trước thời hạn dự kiến một năm, cụ thể một số nguồn: Nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, mỗi năm khoảng trên 4.000 tỷ, ngân sách Nhà nước khoảng trên 170 ngàn tỷ đồng, nguồn xã hội hóa khoảng trên 50 nghìn tỷ đồng và các nguồn xã hội hóa.
* Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và hợp tác quốc tế
Xây dựng chính sách về giáo dục người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật. Xây dựng chính sách cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số. Bổ sung sửa đổi Quyết định số 2123/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015. Rà soát, bổ sung định mức chính sách cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số.
Củng cố các mối quan hệ hợp tác đã có, đồng thời tìm kiếm các khả năng hợp tác mới theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ với các tổ chức quốc tế, các tổ chức của Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế trong công tác giáo dục vì trẻ em. Tăng cường phổ biến, nâng cao kiến thức và kỹ năng về giáo dục vì trẻ em cho các công nhân Việt Nam lao động ở nước ngoài, các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài thông qua các hình thức hợp tác song phương với các tổ chức vì trẻ em các nước. Xây dựng cơ chế phối hợp hành động giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các nước trong khu vực và trên thế giới, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế trong việc triển khai kế hoạch.
TH
相关文章:
- Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- Sắc vóc 'Bản sao Kỳ Duyên' giành giải Người đẹp mặc bikini đẹp nhất
- PTC2 tăng cường kiểm tra hệ thống truyền tải điện tại các tỉnh, thành đang mưa lớn
- Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5%
- Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để cơ quan nhà nước là vùng trú ẩn an toàn cho cán bộ yếu kém
- Khoe nhan sắc mẹ hai con, Hoa hậu Đặng Thu Thảo được khen 'như gái 18'
- Fan Campuchia chỉ trích hoa hậu Cayman kém duyên ở Miss Supranational
- NA Chairman underlines strong commitment to reform for national development
- Đào Thị Hiền
相关推荐:
- 37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- Đọ sắc cùng Kim Duyên, Thảo Nhi Lê bị nhận xét lép vế?
- Năm 2024, GRDP Quảng Nam ước tăng trưởng 7,1%
- Mai Phương khoe trình catwalk 'keo lỳ', ngày ẵm vương miện đã gần kề?
- HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000
- Thủ tướng yêu cầu: Dứt khoát không để thiếu điện khi tăng trưởng kinh tế hai con số
- Hoa hậu Việt có vòng một nhỏ nhất khi đăng quang, ngoài Ý Nhi còn ai?
- Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
- Trình tiếng Anh của Phương Nhi có đủ đỉnh để thi quốc tế?
- Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- Mở rộng không gian phát triển
- Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- Quốc lộ nối Đà Lạt
- Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack