Dự ánNhà máy Nhiệt điện BOT Quảng Trị 1 có tổng công suất 1.320 MW. Ảnh: Tiến Nhất |
Tháo “nút thắt” chậm tiến độ
Sau nhiều trì hoãn,úhíchvớidựánBOTngànhđiệnhà cái khuyến mãi nạp đầu vào cuối tuần qua, Công ty Điện lực quốc tế Thái Lan (EGATI) đã chính thức khởi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện BOT Quảng Trị 1.
Theo kế hoạch, Dự án Nhiệt điện BOT Quảng Trị 1 được xây dựng với với quy mô 1.320 MW, bao gồm 2 tổ máy, mỗi tổ máy 660 MW, sản lượng điện sản xuất 7.200 tỷ kWh/năm. Dự án dự kiến bắt đầu vận hành Tổ máy số 1 từ tháng 10/2024 và Tổ máy số 2 vận hành từ tháng 4/2025, chậm khá nhiều so với kế hoạch ban đầu.
Dẫu vậy, việc Nhiệt điện BOT Quảng Trị 1 chính thức được khởi công sau 6 năm chuẩn bị vẫn là một tin đáng mừng. Mừng cả trên khía cạnh thu hút đầu tưnước ngoài, bởi với dự án này, bảng tổng hợp về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 11 tháng đầu năm sẽ có nhiều thay đổi. Điều mừng nữa là đối với dự án BOT ngành điện.
Như vậy, chỉ trong vòng 2 tháng, đã có hai dự án BOT tỷ USD ngành điện được đưa vào triển khai. Đầu tháng 10/2019, sau 12 năm chờ đợi, Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 đã được Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) động thổ xây dựng. Dự án có vốn đầu tư 2,58 tỷ USD này, theo kế hoạch, sẽ được hoàn thành việc xây dựng và phát điện thương mại trong năm 2023.
Trong khi đó, thông tin khá tích cực từ Nhiệt điện BOT Hải Dương, do Tập đoàn Jaks Resources Berhad (Malaysia) và Tập đoàn Điện lực Trung Quốc (China Power Engineering Consulting Group Co.Ltd - CPECC) đầu tư, là cho đến nay, đã có 80% công việc được triển khai. Trong đó, Tổ máy số 1 đã lắp đặt được 95% thiết bị, đang lắp đặt các thiết bị phụ trợ và bắt đầu chạy thử.
Theo kế hoạch, Nhiệt điện BOT Hải Dương có thể bắt đầu chạy thử vào cuối quý I năm sau và vận hành thương mại, hòa lưới điện quốc gia vào khoảng tháng 6/2020.
Không phải là tất cả, song rõ ràng, đây là những động thái đáng mừng đối với các dự án BOT ngành điện, sau nhiều năm luôn ở tình trạng chậm tiến độ.
Gỡ khó cho ngành điện
Nếu mọi việc suôn sẻ, cũng phải 4 - 5 năm nữa, các dự án nhiệt điện BOT tỷ USD này mới được đưa vào vận hành, hòa lưới điện quốc gia. Dù vậy, tiến độ tích cực của các dự án BOT ngành điện sẽ góp phần quan trọng trong việc gỡ khó cho ngành điện.
Trong một báo cáo được gửi lên Quốc hội mới đây, Bộ Công thương cho biết, sau khi tính toán cân đối cung - cầu điện đến năm 2030, cập nhật tiến độ việc phát triển các nguồn điện đến thời điểm hiện tại, cũng như đã tính đến nguy cơ chậm tiến độ các nguồn điện quan trọng (như Thái Bình 2, Long Phú 1, Sông Hậu 1, chuỗi điện khí Lô B và Cá Voi Xanh), thì trong trường hợp tuần suất nước bình thường (50%), có khả năng thiếu hụt khoảng 264 triệu kWh vào năm 2020 và gần 1,8 tỷ kWh vào năm 2023.
Còn với kịch bản tần suất nước 75%, thiếu hụt điện năng sẽ xảy ra trong tất cả các năm từ năm 2019 tới năm 2025, tập trung ở các năm từ 2020 - 2023, với sản lượng thiếu hụt từ 1,5 tỷ kWh tới 5 tỷ kWh, các năm còn lại thiếu từ 100 triệu tới 500 triệu kWh. Khu vực có nguy cơ thiếu hụt điện năng tập trung tại miền Nam.
Sốt ruột trước tình trạng chậm tiến độ của các dự án điện và nguy cơ thiếu điện, Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhiều lần yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ.
Thực tế, ngoài tín hiệu tích cực từ 3 dự án BOT ngành điện kể trên, vẫn còn một số dự án khác vẫn đang trong giai đoạn rập rình chuẩn bị và triển khai. Chẳng hạn, Dự án Nhiệt điện BOT Nam Định 1 (2,07 tỷ USD), Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 (2,79 tỷ USD), hay Nhiệt điện Sông Hậu 2 của Toyo-Ink (Malaysia), Nhiệt điện Quỳnh Lập 2 của Posco Energy…
Thông tin cho biết, Nhiệt điện BOT Nam Định 1 dự kiến ký hợp đồng BOT vào cuối năm nay, đóng tài chínhvào năm 2020, vận hành thương mại Tổ máy số 1 vào quý I/2025. Trong khi đó, Posco Energy vẫn đang chờ chủ trương đầu tư Nhiệt điện Quỳnh Lập 2, vốn đầu tư hơn 2,7 tỷ USD…
Lý giải về sự chậm trễ của các dự án điện trên, Bộ Công thương cũng đã nhắc đến quá trình đàm phán bộ hợp đồng BOT và cấp giấy phép đầu tư vẫn bị kéo dài do liên quan đến nhiều bộ, ngành. Theo Bộ Công thương, các vướng mắc chủ yếu đến từ các vấn đề chính sách ưu đãi, chuyển đổi ngoại tệ, công thức chấm dứt sớm hợp đồng… Bên cạnh đó, thời gian xem xét, cho ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các vấn đề liên quan thường kéo dài.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện chủ đầu tư Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 cũng thừa nhận điều này. Theo ông này, việc chậm trễ trong triển khai các dự án BOT ngành điện là do các điều khoản hợp đồng BOT, mua bán điện, thuê đất, bảo lãnh chính phủ… cần nhiều thời gian đàm phán để đảm bảo khả năng thu xếp tài chính từ các tổ chức tín dụng nước ngoài.
Bên cạnh đó, còn do các quy trình quản lý đầu tư, xây dựng tại Việt Nam thường được xây dựng hướng đến việc quản lý các dự án vốn ngân sách nhà nước, chưa được điều chỉnh phù hợp với các dự án BOT, đặc biệt là các dự án không có yếu tố nhà nước. Một nguyên nhân nữa là nhiều nhà đầu tư được lựa chọn không đủ năng lực tài chính và kinh nghiệm phát triển dự án, thậm chí sớm tìm cách bán lại quyền phát triển dự án trước khi hoàn thành thu xếp tài chính và khởi công xây dựng.