发布时间:2025-01-27 13:18:05 来源:88Point 作者:Thể thao
đáp ứng yêu cầu của Chính phủ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Bộ Tài chính nói riêng và của ngành Tài chính nói chung để phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Cập nhật kịp thời dịch vụ công trực tuyến
Theo ông Nguyễn Việt Hà – Phó Cục trưởng Cục TH&TK, trong năm 2016, ngành Tài chính đã tiến hành đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), với kết quả là hầu hết TTHC được cung cấp trên Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, Cục TH&TK cũng đã hỗ trợ cho một số sở tài chính triển khai có hiệu quả dịch vụ công (DVC) trực tuyến cấp mã số mức độ 4 cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách để các sở tài chính có thêm kinh nghiệm, triển khai tốt việc cung cấp các DVC trực tuyến mức độ cao thông qua cổng TTĐT của đơn vị.
Về tích hợp ứng dụng các dịch vụ công trực tuyến đạt tối thiểu mức độ 3, Cổng TTĐT Bộ Tài chính đã liên kết, tích hợp với 20 ứng dụng DVC trực tuyến từ cổng TTĐT các đơn vị thuộc Bộ như: Cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách, ứng dụng quản lý đăng ký tài sản nhà nước, ứng dụng tra cứu trạng thái nợ thuế, ứng dụng tiếp nhận hồ sơ hải quan điện tử, nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet…
Theo báo cáo gửi tới Văn phòng Chính phủ, đến hết ngày 17/11/2016, tổng số TTHC tại Bộ Tài chính đã triển khai cung cấp DVC trực tuyến là 931 thủ tục (trong đó: 268 dịch vụ công trực tuyến mức độ 1; 372 dịch vụ công trực tuyến mức độ 2; 104 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 181 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4). Bộ Tài chính cũng đã phối hợp với Cổng TTĐT Chính phủ thử nghiệm tích hợp DVC lên Cổng Thông tin một cửa quốc gia.
Đặc biệt, Bộ Tài chính đã hoàn thành tích hợp chương eDocTC với trục liên thông văn bản điện tử chính phủ với Văn phòng Chính phủ từ 1/8/2016 (số văn bản điện tử nhận là 7.998; số văn bản gửi đi là 428).
Xây dựng nền tài chính điện tử
Trong năm qua, các hệ thống lớn của ngành Tài chính đã có bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng CNTT để tăng tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước, tạo thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp, xây dựng nền tài chính điện tử.
Tổng cục Thuế đã ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử với một số mục tiêu cơ bản như: Từ năm 2015-2017, tập trung cải cách hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, chuẩn hóa, giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ theo hướng xử lý hồ sơ điện tử; đổi mới, nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, công khai minh bạch hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan thuế trên môi trường mạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Phấn đấu đến hết năm 2016, xây dựng và triển khai hầu hết các dịch vụ công mức độ 3 và được cung cấp trực tuyến thông qua môi trường mạng.
Đến năm 2017, một số dịch vụ công phổ biến, liên quan nhiều tới người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 4 (tập trung vào lĩnh vực: Thanh toán thuế, phí và lệ phí, miễn, giảm, hoàn thuế và cung cấp các dịch vụ thuế điện tử hỗ trợ người nộp thuế)…
Bước đầu triển khai các mục tiêu này, Tổng cục Thuế đã thí điểm thực hiện hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc; trong đó cơ quan thuế hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện hóa đơn điện tử có xác thực của cơ quan thuế.
Ngành Thuế đã triển khai thí điểm khai thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân điện tử đối với hoạt động cho thuê nhà của cá nhân từ ngày 28/11/2016 tại các chi cục thuế ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tổng cục Thuế đã làm việc với 4 ngân hàng (Agribank, VCB, Viettin Bank, BIDV) về triển khai nộp thuế điện tử cho cá nhân, dự kiến thực hiện vào tháng 3/2017.
Đã xây dựng ứng dụng liên quan tới khai nộp thuế điện tử đối với ô tô, xe máy cùng với việc triển khai bảng giá lệ phí trước bạ ô tô, xe máy toàn quốc vào quý I/2017; đã triển khai hoàn thuế điện tử tại 13 cục thuế các tỉnh, thành phố.
Cũng trong năm 2016, Tổng cục Hải quan đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các khâu nghiệp vụ quản lý nhà nước về hải quan, đẩy mạnh cải cách TTHC, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.
Để thực hiện mục tiêu này, ngành Hải quan đã tiếp tục hoàn thiện nâng cao hiệu quả hệ thống hải quan điện tử, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và kết nối Cơ chế một cửa ASEAN, kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, bảo hiểm và các dịch vụ khác có liên quan.
Trong đó, ngành Hải quan đã tiếp tục phối hợp với 10 bộ, ngành triển khai Cơ chế một cửa quốc gia ASEAN, với tổng số 36 TTHC, khoảng 180.000 bộ hồ sơ và 8.000 doanh nghiệp tham gia.
Cũng trong năm qua, Kho bạc Nhà nước tiến hành xây dựng các dịch vụ công điện tử phục vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua mạng, triển khai tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương trước ngày 1/4/2016 và đánh giá, đề xuất triển khai diện rộng trong các năm 2017 và 2018; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc thu phạt vi phạm hành chính qua mạng điện tử./.
Phó Cục trưởng Cục TH&TK Hoàng Xuân Nam khẳng định, cùng với việc triển khai thực hiện 100% các ứng dụng cơ bản, Bộ Tài chính còn triển khai hơn 60 ứng dụng khác. Trong đó, nhiều ứng dụng CNTT không chỉ mang lại lợi ích hỗ trợ công tác quản lý tài chính của ngành mà còn mang lại hiệu quả rõ rệt cho toàn xã hội, như chương trình EdocTC, chương trình trao đổi số thu, chương trình quản lý đăng ký tài sản với chữ ký số... Nhiều ứng dụng DVC được các đơn vị quản lý nhà nước, người dân và doanh nghiệp khai thác và sử dụng hiệu quả, đặc biệt là đối với ứng dụng cấp mã số các đơn vị có quan hệ với ngân sách và các DVC trực tuyến của ngành Thuế và ngành Hải quan. |
Đức Minh
相关文章
随便看看