发布时间:2025-01-10 19:07:06 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Từ năm 2011, trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Hà Giang đã có một số DN thực hiện XNK theo loại hình gia công, hàng hóa gia công là hàng may mặc, sản phẩm nông lâm nghiệp. Qua công tác thu thập thông tin trên hệ thống quản lý của cơ quan Hải quan cho thấy: Với kim ngạch NK cao (khoảng 38 triệu USD trong năm 2016), từ năm 2012 đến tháng 10/2016, Công ty M. đã làm thủ tục hải quan với 5 hợp đồng gia công; mỗi hợp đồng gia công có nhiều hàng hóa khác nhau với số lượng lớn và thường được thực hiện trong 1 năm; các nguyên liệu gia công chính là hoàn toàn NK nên có độ rủi ro cao… Từ những cơ sở này, Hải quan Hà Giang đã đưa Công ty M. vào diện thực hiện KTSTQ.
Thực hiện việc KTSTQ tại trụ sở Công ty M, đoàn KTSTQ của Cục Hải quan Hà Giang đã tiến hành kiểm tra tất cả hồ sơ thanh khoản, quyết toán của các hợp đồng gia công từ năm 2012 đến tháng 10/2016.
Kết quả kiểm tra các chứng từ, tài liệu trong bộ hồ sơ thanh khoản của hợp đồng gia công của công ty cho thấy:
Bộ hồ sơ thanh khoản nhìn chung đầy đủ chứng từ, đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên, Công ty này đã từng bị Chi cục Hải quan cửa khẩu Thanh Thủy lập biên bản vi phạm hành chính và đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan về hành vi nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công và điều chỉnh định mức sản xuất sản phẩm gia công không đúng thời hạn quy định.
Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra cũng đã kiểm tra chi tiết lượng nguyên liệu, vật tư NK; lượng nguyên liệu, vật tư sử dụng; định mức; sản phẩm gia công XK…, nhận thấy có 9 mã nguyên liệu, vật tư bị âm. Kiểm tra hồ sơ cụ thể, nguyên nhân và bảng kê chi tiết giải trình tính toán nguyên liệu vật tư sử dụng của các mã nguyên liệu âm trên được Công ty báo cáo giải trình là do trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, đối tác nước ngoài đã thông báo thay đổi thiết kế sản phẩm gia công dẫn đến thay đổi định mức của một số sản phẩm. Do người của Công ty còn thiếu kinh nghiệm nên đã khai báo không đúng định mức thực tế sản xuất của một số nguyên phụ liệu (?).
Với giải trình trên, đoàn KTSTQ của Cục Hải quan Hà Giang cũng đã kiểm tra, đối chiếu các tài liệu kỹ thuật do Công ty xuất trình chứng minh định mức thay đổi của các nguyên liệu vật tư âm trên cho thấy: Mã nguyên liệu số 23, định mức thay đổi của SP37 thanh khoản với cơ quan Hải quan là 1,026609 và lượng nguyên liệu sử dụng sản xuất sản phẩm gia công của SP37 là 96.234,32 m2 nhưng khi kiểm tra tài liệu kỹ thuật thì định mức sản xuất sản phẩm trên là 1,863881 nên lượng nguyên liệu sử dụng phải là 174.720,20 m2. Như vậy, tổng lượng nguyên liệu sử dụng cho sản phẩm XK của mã nguyên liệu 23 là 217.387,61 m2, vậy lượng nguyên liệu dư thừa bằng tổng nguyên liệu NK trừ đi tổng nguyên liệu sử dụng cộng với tổng nguyên liệu chuyển tiếp.
Như vậy, sẽ ra phép tính: 147.208,76 – (217.387,61 + 8306) = -78.484,85 m2. Lượng nguyên liệu dư thừa bị âm -78.484,85 m2.
Giải trình về lượng nguyên liệu dư thừa bị âm, Công ty M. cho biết, giai đoạn năm 2013 là thời kỳ công ty mới đi vào hoạt động, hợp đồng trên được thực hiện trong thời gian dài và số lượng nhiều, trong quá trình thực hiện đã có sự thay đổi về định mức của một số sản phẩm nhưng do cán bộ thay đổi liên tục, thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến sự sai lệch trên.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra trên, Cục Hải quan Hà Giang đã ban hành quyết định ấn định thuế thu số tiền thuế còn thiếu của lượng nguyên liệu bị âm trên. Công ty M. đã thừa nhận hành vi sai phạm và chấp hành quyết định ấn định thuế và quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cục Hải quan Hà Giang.
Thực tế, trong trường hợp này, để tìm ra được sai phạm của DN, đoàn KTSTQ của Cục Hải quan Hà Giang cũng gặp không ít khó khăn bởi Công ty mới thành lập, kinh nghiệm trong gia công may mặc còn ít nên việc sắp xếp, quản lý các hồ sơ, chứng từ còn thiếu khoa học, gây mất rất nhiều thời gian cho đoàn kiểm tra.
Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Giang Nguyễn Minh Thành, qua trường hợp kiểm tra sau thông quan này đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho cơ quan Hải quan khi thực hiện KTSTQ với những DN gia công may mặc. Do đặc thù hàng may mặc có rất nhiều nguyên liệu, nhiều sản phẩm gia công với nhiều kiểu dáng, kích cỡ khác nhau nên đòi hỏi công chức KTSTQ phải rất cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình kiểm tra, đối chiếu thông tin.
Bên cạnh đó, các hợp đồng gia công thường được thực hiện trong thời gian dài, tờ khai XK, NK và các chứng từ, tài liệu nhiều nên đòi hỏi công chức hải quan thống kê, theo dõi số liệu của các nguyên liệu, vật tư, sản phẩm gia công phải đầy đủ, chính xác.
相关文章
随便看看