当前位置:首页 > Cúp C1

【trận molde】Nhiều lĩnh vực kinh tế của TPHCM tăng trưởng khá

Quang cảnh phiên họp.
Quang cảnh phiên họp.

GRDP tăng 3,55%

Đó là thông tin được Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) TPHCM đưa ra tại phiên họp tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 diễn ra chiều 29/6.

Giám đốc Sở KH-ĐT TPHCM Lê Thị Huỳnh Mai đánh giá, nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2023, TPHCM làm tốt mục tiêu ngăn chặn đà suy thoái, các lĩnh vực kinh tế có mức tăng trưởng khá. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) ước tăng 3,55% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, khu vực dịch vụ đóng góp lớn nhất vào mức tăng GRDP khi tăng 4,96% so với cùng kỳ và đóng góp 89,0% vào tốc độ tăng GRDP. Riêng 9 ngành dịch vụ chủ yếu của TPHCM tăng 4,92%, đóng góp 80,6% vào tốc độ tăng GRDP. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 561.734 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ.

TPHCM cũng đã khởi công các dự án lớn, hạ tầng giao thông kết nối quan trọng như dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên; Vành đai 3 TP.HCM; rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ; khánh thành Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2...

Về tình hình thực hiện đầu tư công, Giám đốc Sở KH-ĐT TPHCM cho biết, TPHCM đã giao và phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 là hơn 68.490 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách trung ương hơn 14.996 tỷ đồng và vốn ngân sách địa phương hơn 53.493 tỷ đồng.

Vấn đề giải ngân đầu tư công đặc biệt có khởi sắc sau khi khởi công nhiều dự án trọng điểm. Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết đến ngày 30/6, giải ngân đầu tư công TPHCM đạt trên 20%. Đây là kết quả tích cực, TPHCM không đạt chỉ tiêu 35% vào cuối quý 2 nhưng đã đạt cao hơn con số mà TPHCM đang có.

Nhiều lĩnh vực kinh tế của TPHCM tăng trưởng khá
Ông Nguyễn Khắc Hoàng, Cục trưởng Cục Thống kê TPHCM nêu ý kiến tại phiên họp.

Nhiều thách thức

Bên cạnh kết quả tích cực, Giám đốc Sở KH-ĐT TPHCM Lê Thị Huỳnh Mai nhìn nhận, trước bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, biến động, môi trường quốc tế đang kém thuận lợi, thị trường bất động sản, thị trường tài chính chậm cải thiện, tác động trực tiếp làm sản xuất công nghiệp trong nước nói chung và của TPHCM bị ảnh hưởng. Trong đó, đơn hàng sản xuất giảm, hàng hóa tồn kho tăng, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm. Trong bối cảnh chung đó, ngành công nghiệp cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, nhất là sản xuất sản phẩm điện tử.

Tuy doanh thu du lịch tăng cao so với cùng kỳ, các hoạt động du lịch đã sôi động trở lại nhưng vẫn còn không ít doanh nghiệp lữ hành, khách sạn chưa thể phục hồi hoàn toàn sau đại dịch. Lượng phương tiện xe cơ giới đường bộ đến hạn kiểm định rất lớn, các đơn vị đăng kiểm trên địa bàn TPHCM quá tải.

Theo ông Nguyễn Khắc Hoàng, Cục trưởng Cục Thống kê TPHCM, thách thức lớn nhất của TPHCM là xuất nhập khẩu giảm, thêm vào đó là thu ngân sách giảm, đặc biệt là ở khối thu nội địa và thu VAT. Điều này ảnh hưởng việc bảo đảm thu ngân sách của TPHCM trong 6 tháng cuối năm.

Nhận định về tình hình kinh tế TPHCM trong 6 tháng cuối năm, ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM (HIDS) cho biết, về cơ hội, TPHCM cũng còn một số dư địa để bứt phá như sự nỗ lực và quyết tâm cao, có những ứng phó và triển khai giải pháp kịp thời để ngăn chặn những nguy cơ trên. Trong đó, Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 đã được Quốc hội thông qua và thành phố cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Dù vậy, Nghị quyết này sẽ tác động trong dài hạn. Song TPHCM cũng đang đứng trước thách thức khi kinh tế thế giới, đặc biệt đối với 3 nền kinh tế lớn chưa có tín hiệu phục hồi. Đây là những nguy cơ đó có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng các quý II, III và cả năm 2023 của TPHCM.

TS Trần Du Lịch cho rằng, trong 6 tháng cuối năm, để TPHCM đạt được mục tiêu tăng trưởng 7,5-8% là rất khó. Tất cả giải pháp của địa phương hiện tại chưa thể có tác động tích cực ngay tới nền kinh tế, mà sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của năm sau. Theo đó, trong thời gian tới, TS Trần Du Lịch đề xuất, TPHCM cần nâng tầm cán bộ để thực hiện Nghị quyết 98; tập trung tháo gỡ những dự án, công trình bị ngưng trệ trong nhiều năm; tạo sức bật cho thị trường bất động sản trong những tháng cuối năm; thúc đẩy thị trường nội địa…

Về hỗ trợ doanh nghiệp, TPHCM nên tập trung hỗ trợ tín dụng thông qua các định chế tài chính sẵn có. Bên cạnh đó, việc giải quyết thủ tục hành chính, thuế, hải quan, phòng cháy chữa cháy cần đặc biệt chú trọng. Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, TPHCM cần tăng cường mở rộng thị trường nội địa thông qua kích cầu tiêu dùng, giảm thuế.

分享到: