您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【u23 việt nam u23 malaysia】Xuất khẩu vải thiều thấp thỏm giữa dịch Covid 正文
时间:2025-01-26 01:15:53 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín
Hải quan Lào Cai: Đảm bảo chống dịch và thông quan 3.400 tấn vải thiều xuất khẩuBắc Giang cử “Tổ hỗ u23 việt nam u23 malaysia
Hải quan Lào Cai: Đảm bảo chống dịch và thông quan 3.400 tấn vải thiều xuất khẩu | |
Bắc Giang cử “Tổ hỗ trợ” lên cửa khẩu dọn đường xuất khẩu vải thiều | |
Hải Dương mở vườn xuất khẩu vải thiều | |
Kiểm soát chặt đối tượng "F1" để xuất khẩu vải thiều hanh thông |
Vài thiều XK sang Nhật Bản đang kỳ vọng sẽ được người tiêu dùng đón nhận với mức giá cao như năm 2020 với mức giá khoảng 500.000 đồng/kg. Ảnh: N.Thanh |
Vải thiều thuận lợi đi Tây, đi Tàu
Một tin vui với XK vải thiều là ngày 23/5 vừa qua, sản phẩm vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đã chính thức có mặt tại Nhật Bản mà vẫn giữ được màu sắc tươi sáng, chất lượng đảm bảo. Được biết, vùng vải thiều phục vụ XK sang thị trường Nhật Bản được canh tác theo tiêu chuẩn Global GAP. Kết quả kiểm tra dư lượng hơn 800 chỉ tiêu thuốc bảo vệ thực vật cho thấy, sản phẩm vải thiều của Hải Dương không còn tồn dư bất cứ chỉ tiêu nào, có nghĩa là vải sạch từ vỏ, hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của đối tác Nhật Bản.
Dự kiến, tổng sản lượng vải toàn quốc năm 2021 đạt khoảng 340.000 tấn, tăng khoảng 30.000 tấn so với năm 2020; trong đó, trà vải sớm ước đạt 90.000 tấn (chiếm khoảng 26,5% tổng sản lượng), vải chính vụ đạt 250.000 tấn (73,5%). Bắc Giang có diện tích vải năm 2021 là 28.100 ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn (tăng khoảng 15.000 tấn so 2020). Hưng Yên có diện tích vải khoảng 1.400 ha, sản lượng ước đạt 15.000-16.500 tấn, cao hơn năm 2020 từ 10-20%. Hải Dương hiện có 9.168 ha vải, trong đó vải sớm khoảng 30% diện tích, vải chính vụ 70% diện tích. Dự kiến, sản lượng vải quả 55.000 tấn, tăng khoảng 15.000 tấn so với niên vụ năm 2020. |
Trước đó, các DN như Công ty CP Ameii Việt Nam, Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Rồng Đỏ đã chuẩn bị đủ phương tiện vận tải bảo đảm tiêu chuẩn để vận chuyển XK 100 tấn vải thiều đầu tiên sang Nhật Bản. Bà Ngô Thị Thu Hồng, Tổng giám đốc Công ty CP Ameii Việt Nam cho biết: "Năm 2020, lần đầu tiên vải thiều Việt Nam được XK sang Nhật Bản và được đánh giá cao về chất lượng so với các đối thủ khác. Năm nay, chúng tôi hy vọng sản lượng XK vải thiều sang Nhật Bản sẽ tăng so với năm ngoái và vẫn giữ mức giá cao như năm đầu tiên".
Vài ngày trước đó, thông tin từ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang cho thấy, đã có những lô vải thiều đầu tiên được thông quan qua cửa khẩu Lào Cai và Lạng Sơn để XK sang Trung Quốc. Ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang (thành viên trong “Tổ hỗ trợ” XK vải thiều tại cửa khẩu Lạng Sơn) cho biết, vải thiều hiện được XK ưu tiên qua luồng Xanh đi trước. Sau khi vải thiều thông quan hết mới đến các hàng hoá khác làm thủ tục thông quan. Ban quản lý cửa khẩu cũng chỉ đạo cán bộ làm trước giờ hành chính để phục vụ giải quyết sớm các thủ tục thông quan cho quả vải thiều. Do đó, thời điểm này vải thiều được XK sang Trung Quốc rất thuận lợi.
“Hiện tại chưa có thống kê lượng vải thiều XK sang Trung Quốc của từng địa phương, song theo số liệu chung thì mỗi ngày có khoảng 400 tấn vải thiều Việt Nam được xuất sang thị trường này. Giá vải thiều sớm tại huyện Tân Yên (Bắc Giang) dao động từ 20.000-35.000 đồng/kg tuỳ loại. Vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP có giá cao hơn”, ông Thọ nói.
Thấp thỏm vì Covid-19
Công ty CP Xuất Nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu (tỉnh Bắc Giang) là một trong những đơn vị tham gia đưa vải thiều Bắc Giang XK vào các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ… Ông Đỗ Hoàng Phương, Giám đốc Công ty cho biết, năm nay dự tính sản lượng vải thiều XK sẽ giảm. Hoạt động XK chủ yếu để giữ thị trường truyền thống và kết nối thêm một số thị trường mới với sản lượng nhỏ.
"Do diễn biến của dịch bệnh Covid-19 tại địa phương, các kế hoạch kinh doanh, tiêu thụ vải thiều của DN cũng phải thay đổi liên tục. Điều tôi lo lắng nhất hiện nay là tình trạng thiếu lao động thời vụ. Nhiều người e ngại Covid-19 nên không dám tham gia vào các công việc thu hái, xử lý đóng gói tại vùng vải. Tôi mong muốn được chính quyền địa phương hỗ trợ trong việc thu hút lao động, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh để người dân yên tâm làm việc", ông Phương nhấn mạnh.
Lo lắng tương tự, đại diện Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu (Bến Tre), một trong những DN đăng ký thu mua vải thiều XK đánh giá, tình hình Covid-19 diến biến phức tạp nên tiêu thụ vải thiều năm nay khó khăn. Tuy nhiên, DN này vẫn tự tin sẽ có nhiều khách hàng tìm đến vải thiều Lục Ngạn. Việc được Nhật Bản cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho quả vải thiều Lục Ngạn sẽ là cơ sở để khách hàng tin tưởng hơn vào chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, các địa phương đều đang nỗ lực ứng phó tốt với dịch Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi cho XK cũng như tiêu thụ vải thiều tại thị trường nội địa, đặc biệt tại "thủ phủ" vải thiều lớn nhất cả nước là Bắc Giang. Tỉnh Bắc Giang đã đề nghị Sở Công Thương phối hợp cùng các địa phương làm việc với phía Trung Quốc để thúc đẩy, tạo điều kiện, kịp thời cho thương nhân Trung Quốc được nhập cảnh, sang khảo sát, đàm phán thu mua vải thiều tại Bắc Giang trong thời gian sớm nhất; chủ động mời gọi các các chợ đầu mối trong toàn quốc, với các đối tác tiêu thụ lớn như: Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, các DN chế biến nông sản thực phẩm đến tỉnh Bắc Giang khảo sát, liên kết, ký hợp đồng tiêu thụ vải thiều.
Ngoài ra, UBND tỉnh Bắc Giang còn yêu cầu tập trung cao cho hình thức tiêu thụ, chào bán sản phẩm vải thiều trên các sàn thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng online như: Tiki.vn, lazada.vn, sendo.vn, voso.vn...; bán hàng online trên các trang mạng xã hội zalo, facebook, youtube.
Đánh giá tình hình dịch Covid-19 đang đang có chuyển biến nhanh và phức tạp, gây khó khăn cho việc lưu thông, vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là nông sản như Bắc Giang, mới đây Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã đề nghị Hiệp hội và cộng đồng DN dịch vụ logistics tích cực phối hợp với các bộ ngành, địa phương, các DN sản xuất và thương mại để có các giải pháp cho việc thúc đẩy vận chuyển, lưu thông hàng hóa đảm bảo an toàn, thông suốt trong tình hình dịch bệnh; có biện pháp hỗ trợ như giảm chi phí lưu kho lưu bãi, giảm phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa để các DN phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị có thể tăng cường thu mua nông sản cho nông dân các địa phương có dịch, trước tiên là Bắc Giang.
Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác2025-01-26 01:14
Nhớ mùi hạt điều mẹ nướng2025-01-26 01:01
Tiết học về tình bạn2025-01-26 00:36
Bạn lắng nghe điều tôi không nói2025-01-26 00:16
Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa2025-01-26 00:01
Ẩm thực Đường Lâm được vinh danh sản phẩm du lịch bền vững ASEAN 20242025-01-25 23:43
Hàng nghìn người tham quan Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội2025-01-25 23:12
Trên 8,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng2025-01-25 22:53
Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook2025-01-25 22:38
Kích cầu mạnh du lịch dịp Tết2025-01-25 22:29
35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 20242025-01-26 01:09
Cả nước xuất khẩu cao su đạt 773.000 tấn2025-01-26 00:49
Ánh dương2025-01-26 00:06
Khai mạc Không gian văn hóa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng2025-01-26 00:04
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn2025-01-25 23:53
Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 4,6 triệu lượt trong quý I/20242025-01-25 23:22
Bình Phước: Quảng trường 232025-01-25 23:14
Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu Thế giới2025-01-25 22:42
Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông2025-01-25 22:40
Khơi dậy sức sáng tạo của trẻ2025-01-25 22:38