Cuộc gặp Thượng đỉnh lần thứ 3 giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã khép lại với những thành công vượt xa mong đợi và giờ là thời điểm các bên liên quan cần bắt tay vào hành động để hiện thực hóa các thỏa thuận,ờicơhabnhchoHn–Triềbảng xếp bóng đá anh tuyên bố và cam kết. Cuộc gặp Thượng đỉnh lần thứ 3 giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kết thúc thành công. Ảnh: AFP/Getty Hôm 20-9, tại cuộc họp báo ngay khi trở về Hàn Quốc sau chuyến thăm Bình Nhưỡng 3 ngày, Tổng thống Moon Jae-in khẳng định, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang mong muốn có thể sớm hoàn tất việc phi hạt nhân hóa, để tập trung vào công cuộc phát triển kinh tế của quốc gia. “Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang hy vọng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có thể sớm đến thăm nước này và mong muốn có một cuộc gặp Thượng đỉnh lần thứ 2 với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tương lai gần, để thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa diễn ra nhanh chóng. Đây là một tuyên bố chính trị có thể đánh dấu một điểm khởi đầu cho các cuộc đàm phán hòa bình. Một hiệp ước hòa bình sẽ được ký kết sau khi Triều Tiên hoàn tất việc phi hạt nhân hóa”, Tổng thống Moon nói. Trước đó, tại cuộc gặp Thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ở Bình Nhưỡng ngày 19-9, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhận lời đến thăm Seoul “trong tương lai gần”. Còn Tổng thống Moon Jae-in hy vọng ông Kim Jong-un sẽ đến Hàn Quốc trước cuối năm 2018. Đây là một thông báo gây bất ngờ, mở ra hy vọng về cuộc gặp Thượng đỉnh Moon - Kim lần thứ 4. Nếu diễn ra chuyến thăm này, ông Kim Jong-un sẽ trở thành lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên thăm thủ đô Seoul của Hàn Quốc kể từ khi cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) tạm kết thúc bằng Hiệp định đình chiến. Trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều năm 2000, cha của ông Kim Jong-un - nhà lãnh đạo Kim Jong-il đã nói với Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung rằng ông sẽ thăm Seoul vào “thời điểm thích hợp”. Song ông Kim Jong-il vẫn chưa thể thực hiện được lời hứa này cho đến khi qua đời vào năm 2011. Tuy nhiên ông Kim Jong-un - nhà lãnh đạo trẻ đầy quyết đoán và tài năng của Triều Tiên được kỳ vọng sẽ làm được điều đó. Kể từ khi khởi xướng sáng kiến ngoại giao vào đầu năm 2018, ông Kim Jong-un đã đi theo đường lối riêng để từng bước khẳng định bản thân là một chính khách quốc tế. Ông thể hiện sự thân thiện, gần gũi với các quan chức Hàn Quốc và có thái độ cởi mở với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Singapore hồi tháng 6-2018. Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng không ngần ngại đi dạo quanh đường phố Singapore cùng với các quan chức dưới quyền. Về phía Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đánh giá cuộc hội đàm giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in mới đây là “một sự tiếp xúc thành công”, đã thể hiện “những bước đi quan trọng” trong nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Ông đánh giá, hai nhà lãnh đạo liên Triều đã lần đầu tiên thảo luận vấn đề phi hạt nhân hóa “theo cách đúng nghĩa”. Trong bối cảnh mối quan hệ ngoại giao giữa Washington và Bình Nhưỡng lại không mấy tiến triển kể từ Hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên hồi tháng 6 vừa qua tại Singapore, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng bất ngờ cho biết: “Tổng thống Hàn Quốc sẽ giúp các lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên nối lại đàm phán những tín hiệu xấu cho Thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Triều Tiên”. Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm 20-9 đã hoan nghênh kết quả cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của đàm phán Mỹ - Triều: Đàm phán liên Triều sẽ không thành công nếu Mỹ và Triều Tiên không thống nhất về việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể xác nhận bán đảo Triều Tiên để đảm bảo an ninh khu vực. Ông Guterres nhấn mạnh, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã sẵn sàng nối lại đàm phán với Triều Tiên và cá nhân ông ấn tượng với quyết tâm của Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Hy vọng kết quả của đàm phán Mỹ - Triều sẽ đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Theo ông Guterres, Liên Hiệp Quốc sẵn sàng tham gia nếu Mỹ và Triều Tiên cần vai trò của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA). LONG TẤN tổng hợp |