当前位置:首页 > Cúp C2 > 【lịch thi đấu giải vô địch quốc gia brazil】Chuyện chưa kể về ngày bầu cử đầu tiên ở TP.HCM khi non sông thống nhất 正文

【lịch thi đấu giải vô địch quốc gia brazil】Chuyện chưa kể về ngày bầu cử đầu tiên ở TP.HCM khi non sông thống nhất

来源:88Point   作者:La liga   时间:2025-01-25 11:41:16

Kể từ ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất (25/4/1976),ệnchưakểvềngàybầucửđầutiênởTPHCMkhinonsôngthốngnhấlịch thi đấu giải vô địch quốc gia brazil từ TP.HCM, những kỷ niệm về ngày này được chia sẻ, bày tỏ với nhiều tình cảm đầy xúc động khi đến ngày bầu cử 45 năm sau (23/5/2021).

Ông Kiều Xuân Long(82 tuổi), từng công tác tại Ban Trí vận Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (tiền thân của Mặt trận Tổ quốc TP.HCM) còn nhớ như in ngày bầu cử hôm đó. Những người dân Sài Gòn trang phục gọn gàng, chỉnh tề. Phụ nữ mặc áo dài, đàn ông  áo sơ mi đóng thùng. Họ xuống đường đi bầu cử với nhiều tâm trạng lạ lẫm, mới mẻ của lần đầu tiên, nhưng cũng rất vui tươi, phấn khởi khi được tham dự sự kiện trọng đại của đất nước.

{ keywords}
Ông Kiều Xuân Long giới thiệu tấm hình chụp các chiến sĩ của Ban trí vận mặt trận tại Nhà hát TP khi tấm biển Hạ nghị viện trước khi bị gỡ xuống

Ông Long khi đó làm nhiệm vụ ở khu vực quận 1, nơi có nhiều trí thức, văn nghệ sĩ, các thành phần tôn giáo... Ông kể những ngày trước đó, ông và những cán bộ cùng ban đi vận động người dân trong tâm trạng khá lo lắng. Vì sau ngày 30/4/1975, khi tiếp quản Sài Gòn, mọi việc rất bề bộn, vừa lo ổn định tình hình, vừa lo đời sống của nhân dân và xây dựng bộ máy chính quyền. Cứ đến các cuộc họp lại lo hỏi xem người dân có than phiền hay kêu ca gì không?

Nhưng khi đi tuyên truyền, vận động về ngày bầu cử, lại thấy người dân bày tỏ việc “không biết họ có được đi bầu không?”.

“Chúng tôi cũng khá ngạc nhiên. Khi nói với họ “đi bầu cử nhé”, họ còn hỏi lại “tôi có được đi không?”. Thái độ của họ đối với sự kiện này là rất quan tâm, mong được tham dự, nên chúng tôi dần thấy yên tâm”, ông Long bồi hồi nhớ lại.

{ keywords}
Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ bầu cử tại hòm phiếu 176, phường Bình Tây, quận 6, TP Sài Gòn (từ 2/7/1976 được đổi tên là TP.Hồ Chí Minh). Ảnh: TTXVN
{ keywords}
Sáng 25/4/1976, đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng bộ miền Nam, đại diện Đảng Lao động Việt Nam tại Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đi bỏ phiếu bầu Quốc hội thống nhất tại tổ 509 khu vực 2, Bến Nghé, TP Sài Gòn (từ 2/7/1976 được đổi tên là TP Hồ Chí Minh). Ảnh: TTXVN

Theo ông Long, người dân lần đầu tiên đi bầu cử và thấy tham gia ứng cử có cả những đại biểu là cô thợ máy, bác nông dân, thanh niên, thậm chí cả cô công nhân vệ sinh… Họ thấy thành phần của họ trong đội ngũ ứng cử viên Quốc hội, thể hiện sự dân chủ rõ ràng, rất khác lạ nên rất vui và phấn khởi.

Đến đúng ngày bầu cử, họ ăn mặc trang nghiêm, dù rất nhỏ nhưng thể hiện sự tôn trọng, niềm vui rất tự nhiên, chân thật của người dân. Ra đường, dù ở tầng lớp nào cũng hồ hởi chào nhau, cùng chung ngày hội lớn, rất xúc động.

{ keywords}
Quang cảnh phòng bỏ phiếu số 504, khu vực bầu cử 2, TP.HCM (Theo: Báo Nhân nhân số ra ngày 27/4/1976)
{ keywords}
Ảnh: Báo Phụ nữ Sài Gòn ngày 26/4/1976

Ông Long cũng nhận xét về việc rất nhiều phụ nữ Sài Gòn lúc đó ra đường mặc áo dài. Dù là chi tiết nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa lớn. Họ nghĩ đó là tình cảm của họ, phải như vậy mới xứng đáng với việc này.

“Việc bầu cử đến nay đã trở nên quen thuộc với người dân. Cuộc sống đã có nhiều đổi thay, đời sống người dân khấm khá, hiện đại hơn. Nhưng tôi vẫn mong có những tà áo dài xuất hiện ở những điểm bỏ phiếu thì rất đẹp, rất đáng quý. Đúng là ngày hội lớn của đất nước”, ông Long bày tỏ. 

Bà Trương Mỹ Lệ: Phát động phụ nữ mặc áo dài sẽ rất đẹp

Được phân công tiếp quản Sài Gòn sau ngày giải phóng, bà Trương Mỹ Lệ (còn gọi là Tư Liêm, năm nay 80 tuổi) từ Bí thư Thành đoàn chuyển về làm Bí thư Quận 11. Chia sẻ về những ngày đầu đó, bà Lệ cho biết, đây là thời kỳ củng cố chính quyền cách mạng còn mới mẻ, mọi việc còn chưa ổn định. Nhưng thuận lợi là có quân đội chủ lực cùng tham gia đến tận cơ sở.

{ keywords}
Bà Trương Mỹ Lệ (áo dài trắng) chụp hình lưu niệm cùng B​í thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên và các đại biểu tại buổi họp mặt kỷ niệm 46 năm ngày 30/4 tại Hội trường Thành ủy. Ảnh: SGGP

Quận 11 khi đó rất đông người Hoa sinh sống, nhưng họ chủ yếu là dân lao động. Đặc biệt, đây là địa bàn có 2 cư xá rất đông gia đình sỹ quan ngụy sinh sống nên tình hình an ninh khi đó rất được lưu tâm.

Khi nhận nhiệm vụ về đây, bà chỉ là một cô gái 35 tuổi và nặng hơn 30kg, nhưng người phụ nữ “nhỏ con, nhẹ cân” đã xông xáo, năng động cùng xây dựng, củng cố chính quyền, lo ổn định đời sống cho nhân dân.

{ keywords}
Bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bỏ phiếu tại hòm phiếu 176 phường Bình Tây, quận 6, TP Sài Gòn (từ 2/7/1976 được đổi tên là TP Hồ Chí Minh). Ảnh: TTXVN
{ keywords}
Các em nữ sinh biểu dương, hoan nghênh Tổng tuyển cử năm 1976. Ảnh: Báo Phụ nữ Sài Gòn ngày 26/4/1976 (nay là báo Phụ nữ TP.HCM)

Nhớ về ngày bầu cử đầu tiên đó, người phụ nữ 80 tuổi cho biết, dù nhiều việc không còn nhớ, nhưng hình ảnh người dân quần áo chỉnh tề đi bầu cử, bỏ phiếu chọn người tài đức diễn ra rất tốt đẹp, bình an.

Đây là lần đầu tiên người dân được thể hiện quyền làm chủ của mình nên họ cũng rất có trách nhiệm, thể hiện qua việc ăn mặc trang trọng, tham gia đầy đủ.

{ keywords}
Bà con tiểu thương đường Hàm Nghi nô nức xuống đường chào đón ngày Tổng tuyển cử. Ảnh: Báo Phụ nữ Sài Gòn ngày 26/4/1976

“Trước đó, chúng tôi cũng khá lo lắng. Mọi người dồn hết tâm sức phát động người dân và họ nghe theo, giác ngộ tốt. Việc bầu cử từ những năm sau đó dần dần thuận lợi hơn do việc tổ chức đã có kinh nghiệm, dân trí người dân được nâng cao”, bà Lệ nói.

Về việc phụ nữ mặc áo dài, bà Lệ nhận xét, do quận 11 là khu lao động nên chủ yếu người dân ăn mặc gọn gàng, trang trọng. Còn những phụ nữ mặc áo dài chủ yếu ở quận 1, quận 3, nơi có đông trí thức, công chức...

“Mình chưa phát động, nhưng theo tôi nếu vận động phụ nữ mặc áo dài vào những dịp trọng đại của đất nước, như ngày bầu cử này thì tôi nghĩ sẽ rất đẹp và thêm phần vui tươi”, bà Lệ vui cười chia sẻ. 

Tại tọa đàm "Ký ức mùa bầu cử" do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức mới đây, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảocũng có những chia sẻ .

Bà Thảo cho biết, đến nay bà đã đi bầu cử 9 lần. Lần đầu tiên từ sau ngày đất nước thống nhất tại TP.HCM đơn vị bầu cử Quận 3 và Quận 1.

"Ấn tượng nhất của tôi là lần đầu tiên đi bầu Quốc hội khoá VI ngày 25/4/1976. Đây được xem là dấu mốc lịch sử, là bản lề giữa hai thời kỳ đất nước ở thời hiện đại, đó là kết thúc 30 năm đấu tranh giành hoà bình thống nhất chuyển sang thời kỳ xây dựng đất nước độc lập phồn vinh.

Điểm bầu cử lúc bấy giờ ở Quận 3. Nơi đây có nhiều lãnh đạo đến bầu cử và đơn vị bầu cử. Khu vực này có ông Dương Văn Minh, là tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hoà được đi bầu. Tất cả đến điểm bầu, đều có chung niềm vui là người dân của nước Việt Nam độc lập làm chủ vận mệnh của mình.”- nguyên Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo xúc động cho hay.

Còn nguyên Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM Huỳnh Thành Lậpkể lại về ngày này: "Ngày bầu cử năm đó bà con đi bầu rất sớm, ai cũng náo nức bầu sớm làm tốt nghĩa vụ thiêng liêng, bầu Quốc hội thống nhất nước nhà".

 

Trong ngày Tổng tuyển cử 25/4/1976, hơn 23 triệu cử tri cả nước đã nô nức làm nghĩa vụ công dân của mình, bầu những đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam độc lập, thống nhất. Cuộc bầu cử được tiến hành nhanh, gọn và đạt kết quả tốt. Tỷ lệ cử tri đi bầu trong cả nước đạt 98,77%, trong đó miền Bắc đạt 99,36%, miền Nam là 98,59%. Có 492 đại biểu được bầu tham gia Quốc hội khóa VI.

Tại kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 2/7/1976); quy định Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca. Quốc hội đã bầu ra Chủ tịch nước, Chính phủ và những cơ quan lãnh đạo Nhà nước Việt Nam thống nhất để điều hành công việc của cả nước.

Quốc hội quyết định Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên mới là Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, Quốc hội khóa VI cũng đã xây dựng và thông qua Hiến pháp mới - Hiến pháp 1980.

标签:

责任编辑:Cúp C1