【kết quả bóng đá u23 châu á hôm qua】Hướng đến phát triển bền vững là động lực tăng trưởng

时间:2025-01-12 17:55:47 来源:88Point

huong den phat trien ben vung la dong luc tang truong

Vinamilk là một trong những doanh nghiệp của Việt Nam lập kế hoạch phát triển bền vững. Ảnh: ST.

Xu hướng tất yếu

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam,ướngđếnpháttriểnbềnvữnglàđộnglựctăngtrưởkết quả bóng đá u23 châu á hôm qua Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển Bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh khẳng định, phát triển bền vững là xu thế tất yếu vì thế giới hòa bình thịnh vượng. Theo đó, trong thực hiện cam kết, Chính phủ Việt Nam đã ban hành kế hoạch hành động, lồng ghép vào các Nghị quyết, chương trình hành động mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững là thách thức lớn, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, để tiếp tục tạo chuyển biến từ nhận thức đến hành động.

Theo nhiều chuyên gia, chiến lược phát triển bền vững với các mục tiêu cụ thể sẽ giúp cho doanh nghiệp định hình rõ nét hơn các hành động cần triển khai để hoàn thành mục tiêu. Việc đánh giá kết quả hoạt động cần được thực hiện thông qua Báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp bởi mục đích báo cáo phát triển bền vững là lượng hóa các kết quả hoạt động triển khai của chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Có thể nói, Báo cáo phát triển bền vững là sự rà soát lại chiến lược bền vững của doanh nghiệp cũng như nhìn nhận và đánh giá lại các hoạt động đã thực hiện trong năm. Thông qua việc thực hiện báo cáo bền vững, doanh nghiệp cũng nhìn nhận và đánh giá được những đóng góp về mặt xã hội và môi trường, từ đó giúp doanh nghiệp cân bằng được các yếu tố trong những hoạt động sắp tới vì mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội. Hiện nay ở Việt Nam, có rất ít doanh nghiệp có tầm nhìn và đưa phát triển bền vững vào trọng tâm chiến lược kinh doanh của mình, cũng như việc xây dựng báo cáo phát triển bền vững vẫn còn chưa được quan tâm.

Ông Trần Vũ Hoài, Phó Chủ tịch phụ trách phát triển bền vững và đối ngoại Unilever Việt Nam cho biết, những nhãn hàng bền vững đều có tăng trưởng tốt hơn. Trong báo cáo tiến độ 6 năm triển khai “Kế hoạch phát triển bền vững” của Unilever, 18 Nhãn hàng Bền vững có mức tăng trưởng nhanh hơn 50% so với các nhãn hàng còn lại và chiếm tới 60% tổng doanh số của tập đoàn. Từ kết quả này, có thể thấy rằng, không có sự đánh đổi giữa các mục tiêu phát triển bền vững và tăng trưởng kinh doanh, ngược lại, hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững chính là động lực cho tăng trưởng.

Không chỉ là “sân chơi” của các “ông lớn”

Như vậy, phát triển bền vững là xu hướng tất yếu và là yếu tố làm thay đổi tư duy trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như chiến lược của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí là siêu nhỏ - những doanh nghiệp thường xuyên chịu lép vế trong cạnh tranh. Bản thân tên gọi của doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nói lên tính chất đặc trưng của loại hình doanh nghiệp này. Thực tế, phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa hình thành dựa trên yếu tố tự phát, từ kinh nghiệm của cá nhân và gia đình, sử dụng vốn tự có và vốn vay từ gia đình, bạn bè để khởi nghiệp. Khi bước vào hoạt động thì hầu hết các đơn vị đều dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng nên luôn thiếu vốn, lạc hậu về công nghệ và năng lực quản trị.

Việc có thể đứng vững trong môi trường kinh doanh đã là rất khó khăn, vì vậy, phần lớn các doanh nghiệp này đều không có khả năng hoặc cho rằng việc xây dựng và hoàn thành các mục tiêu của phát triển bền vững chỉ là chuyện của các doanh nghiệp lớn. Có thể nói ở Việt Nam, chỉ có rất ít những doanh nghiệp lớn lập kế hoạch phát triển bền vững có thể kể đến ở đây như: Bảo Việt, Công ty CP May 10, Vingroup, Vinamilk… còn hầu như các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chưa hề quan tâm đến điều này.

Theo ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Công ty TNHH Minh Đức, đối với một doanh nghiệp nhỏ như doanh nghiệp của ông thì việc đặt mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận là cần thiết hơn cả, còn việc lập kế hoạch phát triển bền vững cho doanh nghiệp ông chưa từng nghĩ đến bởi nguồn lực tài chính, tài nguyên của doanh nghiệp vẫn còn rất khiêm tốn. Đặc biệt, theo ông, để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, doanh nghiệp sẽ phải đối diện với nhiều thách thức, ảnh hưởng tới yếu tố lợi nhuận trong ngắn hạn.

Phân tích thêm về xu hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VinaSME) cho rằng, hiện nay ở Việt Nam, có rất ít doanh nghiệp có tầm nhìn và đưa phát triển bền vững vào trọng tâm chiến lược kinh doanh của mình như những doanh nghiệp kể trên. Đây là vấn đề khiến những người làm công tác thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam rất trăn trở. Có một thực tế đáng buồn là, trong khi doanh nghiệp ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển vô cùng quan tâm đến phát triển bền vững, họ coi đây như một cơ hội đón đầu xu thế kinh doanh mới của toàn cầu thì ở Việt Nam, đa số doanh nghiệp, với phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn rất thờ ơ với công cuộc phát triển bền vững. Không đủ tiềm lực là một phần, một phần quan trọng nữa là doanh nghiệp Việt còn chưa ý thức được thế giới đang thay đổi và cần phải chấp nhận thay đổi để không bỏ lỡ cơ hội cạnh tranh. Đây là rào cản vô cùng to lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam khi muốn nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, nhất là trong giai đoạn hội nhập và phát triển bền vững đang là điều kiện cơ bản để nâng tầm thương hiệu doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng.

推荐内容