您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【roma – verona】Tăng cường trách nhiệm kiểm toán trong chống chuyển giá 正文

【roma – verona】Tăng cường trách nhiệm kiểm toán trong chống chuyển giá

时间:2025-01-10 19:26:18 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Cuộc hội thảo diễn ra tại trụ sở KTNN ngày 9/6. Ảnh: KTNNƯu đãi thu hút đầu tư chồng chéo làm giảm l roma – verona

FDI

Cuộc hội thảo diễn ra tại trụ sở KTNN ngày 9/6. Ảnh: KTNN

Ưu đãi thu hút đầu tư chồng chéo làm giảm lợi ích từ FDI

Phát biểu tại hội thảo,ăngcườngtráchnhiệmkiểmtoántrongchốngchuyểngiároma – verona Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN), GS.TS Đoàn Xuân Tiên đánh giá vai trò của FDI rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam như đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng năng suất lao động… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà FDI mang lại, vẫn tồn tại những bất cập.

Cụ thể như hiện tượng các doanh nghiệp (DN) FDI kê khai, báo lỗ khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số DN FDI đang hoạt động trên cả nước, nhiều DN thua lỗ liên tục. Nguyên nhân có nhiều, song phải kể đến là hành vi "chuyển giá". Một điều bất hợp lý là mặc dù thua lỗ liên tục và lỗ lớn nhưng DN FDI vẫn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, hầu hết các DN trong nước cùng ngành nghề đều có lãi, nhất là may mặc, giày da. Phó Tổng KTNN cũng đề cập đến vấn đề về phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư, chi phí của việc thu hút FDI qua các biện pháp ưu đãi khiến lợi ích thu được từ FDI không còn nhiều, ảnh hưởng về môi trường, công nghệ lạc hậu…

Thực tế này bộc lộ nhiều vấn đề trong chính sách quản lý FDI thời gian qua. Đó là việc chưa nhất quán giữa mục tiêu và biện pháp thực hiện thu hút. Các chính sách ưu đãi thu hút FDI còn phức tạp, chồng chéo, rải rác ở nhiều văn bản luật pháp khác nhau; chưa thực hiện đánh giá tác động đầy đủ của chính sách và chi phí lợi ích mà chính sách đạt được.

Trong đó, vai trò của KTNN trong với việc kiểm toán các chính sách và việc thực thi các chính sách thu hút vốn đầu tư FDI trong thời gian qua cũng còn một số hạn chế. Cơ sở pháp lý để KTNN thực hiện kiểm toán việc ban hành chính sách và đánh giá việc thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư FDI còn chưa rõ ràng, chưa theo đúng tinh thần của Hiến pháp và quy định của Luậ̣t KTNN. Kiểm toán viên mới thực hiện kiểm toán một số mắt xích rất nhỏ trong các hoạt động của khối FDI mà chưa có các chuyên đề kiểm toán riêng cho loại hình đặc biệt. Thêm vào đó, công tác phối hợp giữa KTNN và các cơ quan quản lý Nhà nước còn nhiều trở ngại, do cơ sở pháp lý còn chưa rõ ràng.

Vì vậy, tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý đã cùng trao đổi, phân tích về những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán mà trong đó tập trung vào việc thu hút vốn đầu tư FDI lành mạnh, tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư… đặc biệt là làm rõ các vấn đề về cơ sở pháp lý của KTNN trong kiểm toán việc ban hành chính sách, việc thực thi chính sách và quản lý nhà nước đối với các dự án FDI.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa (Đại học Kinh tế quốc dân), cần yêu cầu tăng cường trách nhiệm của kiểm toán độc lập trong kiểm toán Báo cáo tài chính (BCTC) của DN FDI. Kiểm toán hoạt động có dấu hiệu chuyển giá cần được thực hiện theo cả hai cách là kiểm toán riêng trong một cuộc kiểm toán hoặc kiểm toán kết hợp trong khi kiểm toán BCTC. Kiểm toán phải trên tất cả các phương diện vì có khả năng chuyển giá ở giao dịch về hàng hoá cũng như giao dịch về dịch vụ, chuyển giá cả yếu tố đầu vào cũng như kết quả đầu ra của đơn vị…

Bà Nguyễn Thị Phương Hoa cũng đề xuất cần công khai kết quả kiểm toán hoạt động chuyển giá đối với những hành vi chuyển giá nghiêm trọng. Việc công khai như vậy sẽ tạo áp lực xã hội như tẩy chay sản phẩm, dịch vụ các DN thực hiện hành vi chuyển giá.

Xây dựng quy trình về kiểm toán chống chuyển giá

Về phía chính sách vĩ mô, TS. Doãn Anh Thơ - Kiểm toán trưởng KTNN Khu vực III đề xuất Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính về đầu tư nước ngoài. Thực hiện các chính sách ưu đãi FDI một cách nhất quán theo các tiêu chí có thể định lượng được, như tiêu chí về tỷ lệ doanh thu sản phẩm công nghệ cao, tiêu chí tỷ lệ lao động chuyên môn về công nghệ cao, tiêu chí về chất lượng và tính năng sản phẩm công nghệ cao…

Đồng thời, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chống chuyển giá, sửa đổi một số quy định về quản lý thuế với DN có giao dịch liên kết. Xây dựng chế tài trong chuyển giá theo hướng tăng mức phạt và hình thức phạt so với quy định hiện tại để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Bên cạnh đó, tiến hành cải cách hệ thống thuế hướng đến phù hợp với các thông lệ quốc tế về chuyển giá. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia về dự án đầu tư, DN FDI một cách đồng bộ, thông suốt để các cơ quan trung ương, địa phương có thể truy cập và kết xuất được tất cả các thông tin liên quan đến DN FDI, phục vụ công tác đánh giá, giám sát được hiệu quả, kịp thời.

Về phía cơ quan KTNN, các chuyên gia đề xuất việc xây dựng quy trình, hướng dẫn về kiểm toán chống chuyển giá, với sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các cơ quan liên quan nhằm thu thập được đầy đủ thông tin, giúp KTNN xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về DN FDI, xác định được các đối tượng, chủ thể trong giao dịch chuyển giá.

Đồng thời, thông qua kết quả kiểm toán của các cuộc kiểm toán chuyên đề, các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương, phân tích những bất cập trong việc ban hành cơ chế, chính sách về ưu đãi của các dự án, DN FDI, và đưa ra các kiến nghị về việc hoàn thiện, đồng bộ văn bản pháp luật từ trung ương tới địa phương, nhằm thống nhất việc thực hiện, áp dụng cũng như đảm bảo phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, thông qua các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương, KTNN cần lồng ghép nội dung kiểm toán việc thực hiện các dự án FDI sau khi được cấp phép, đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ và đúng các nội dung cam kết với Việt Nam, nhằm đưa ra các kiến nghị, điều chỉnh kịp thời đối với các dự án FDI đầu tư chậm tiến độ, hoặc không thực hiện đúng theo cam kết, hạn chế tối đa việc lãng phí tài nguyên đất và áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư không đúng quy định./.

D.A