【livescore truc tiep】Giám sát, xử lý triệt để ca bệnh sốt xuất huyết

 Khám, theo dõi ca bệnh SXH tại TTYT TP. Huế

Tránh chủ quan

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 230 ca sốt SXH xác định, trong số này có 8 ca ngoại lai. Số ca bệnh tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, tập trung phần lớn ở địa bàn TP. Huế, Quảng Điền, Hương Thủy, Phú Lộc… Tại TP. Huế, nơi có số ca bệnh nhiều nhất tỉnh (140 ca), các ca bệnh xuất hiện rải rác ở các địa bàn. Khoa Nội nhi – Truyền nhiễm Trung tâm Y tế (TTYT) TP. Huế vừa tiếp nhận điều trị 4 bệnh nhân (BN) đủ các lứa tuổi, trong đó nhỏ nhất là một học sinh lớp 2.

Bé Nguyễn Phan A.V. (8 tuổi) là học sinh Trường tiểu học Phú Hòa phải bỏ dở đợt thi học kỳ II để nằm viện điều trị. Mẹ bé, chị Phan T.H. kể, bé có biểu hiện sốt, đau đầu mấy ngày liền không thuyên giảm, sau khi cho con đi làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận V. bị SXH. Tuy được cho về nhà điều trị, song được trạm y tế địa phương tư vấn nên chị làm thủ tục cho con nhập viện theo dõi.

Trong khi có người rất cẩn trọng với bệnh SXH thì cũng có trường hợp chủ quan. Như bà Phan T.C., một người lao động tự do tại phường Kim Long, sau hai ngày đau sốt, bà tự mua thuốc cảm điều trị tại nhà. Đến khi người có dấu hiệu kiệt sức, tức ngực thở không nổi, gia đình đưa bà C. đến TTYT TP. Huế nhập viện mới phát hiện ra bệnh. Bà C. được xét nghiệm và theo dõi sức khỏe chặt chẽ, qua ngày nằm viện thứ 5 bà đã cảm thấy khỏe hơn, ăn uống được.

Hơn một tháng qua, Khoa Nội nhi – Truyền nhiễm tiếp nhận khoảng 10 ca bệnh. BN vào viện có các biểu hiện sốt, viêm đường hô hấp trên và được cán bộ y tế cho test ngay lập tức nhằm tránh tình trạng để sót bệnh. “Hiện, chúng tôi tiến hành điều trị theo triệu chứng, hạ sốt, bù dịch, tăng sức đề kháng. Một số ca bệnh tiểu cầu giảm, xuất huyết tự nhiên hay ở giai đoạn nguy hiểm, nghi ngờ sốc, phải xử lý theo phác đồ của Bộ Y tế”, BSCKI. Lê Thị Kim Chi, Khoa Nội nhi - Truyền nhiễm nói. BS Chi lưu ý thêm vào mùa dịch, nếu người dân có biểu hiện sốt, đau đầu, nhức mỏi cơ… nên đến các cơ sở y tế khám, tầm soát, điều trị kịp thời.

Tại khu vực dân cư nơi có bệnh nhân đầu tiên tử vong do SXH mới đây, lực lượng chức năng đã tiến hành điều tra, khảo sát, chỉ số bọ gậy thấp hơn ngưỡng cho phép. Ngành y tế tổ chức truyền thông để người dân nâng cao nhận thức nhằm tránh tình trạng chủ quan. Bác sĩ Nguyễn Thị Bình, Trưởng trạm Y tế Phú Hậu thông tin, tại địa phương xuất hiện 9 ca bệnh. Bên cạnh thực hiện các khâu xử lý môi trường, trạm còn nhắc nhở, tư vấn để người dân ý thức trong theo dõi, điều trị chặt chẽ tại cơ sở y tế, tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng.

“Không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”

Nói về nguyên nhân số ca SXH tăng mạnh thời gian qua, BSCKI. Lê Văn Sanh, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm - Ký sinh trùng - Côn trùng (PCBTN-KSTCT) CDC tỉnh nhận định là do “đuôi dịch” kéo dài từ năm ngoái cho đến năm nay, kèm thêm đây là thời điểm nằm trong chu kỳ gia tăng 5 năm 2019-2024.

Theo quy định của Bộ Y tế, nơi xuất hiện 2 ca bệnh phải tiến hành điều tra, xử lý song thực tế trên địa bàn tỉnh, khu vực nào mới xuất hiện 1 ca bệnh, ngành y tế đã tổ chức thau vét bọ gậy, phun xịt hóa chất, tổ chức tuyên truyền trong dân cư. Các địa phương cũng điều tra, giám sát, xử lý triệt để ca bệnh. Bên cạnh đó, CDC còn phối hợp với lực lượng chuyên môn sửa chữa máy phun hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch; cấp floramin B và hóa chất diệt muỗi về cơ sở. Phía TTYT huyện, thị xã, các đơn vị cũng dự trữ hóa chất đảm bảo phòng dịch theo quy định.

Từ đầu năm đến nay, Quảng Điền ghi nhận khoảng 30 ca bệnh SXH. Từ tháng 2, TTYT huyện phối hợp trạm y tế và chính quyền địa phương các xã, thị trấn tổ chức chiến dịch thau vét bọ gậy toàn huyện đợt I, phun hóa chất diện rộng phòng, chống SXH tại các xã có ca bệnh và vùng nguy cơ cao: Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng An, Quảng Phú. Qua đó, đã xử lý hơn 360 dụng cụ chứa nước có loăng quăng/bọ gậy; xử lý 567 dụng cụ phế thải; 187 bể nước được thả cá. Trong chiến dịch đã triển khai phun hóa chất chủ động tại gần 850 cơ quan, trường học, chợ, hộ dân với 4.000ml hóa chất.

Tại TP. Huế, từ ngày 1 đến 30/4, TTYT tế TP. Huế triển khai chiến dịch thau vét bọ gậy phòng, chống dịch sốt xuất huyết đợt I năm 2024. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ Trạm Y tế, Đoàn Thanh niên ra quân vệ sinh, phát quang bụi rậm, thu gom và vận chuyển rác thải đến nơi quy định, lật úp các dụng cụ chứa nước như chai, lọ, chum, vại, lốp xe,… ngăn chặn sự sinh sản, phát triển của muỗi.

“Không có loăng quăng, bọ gậy thì không có sốt xuất huyết”, đây là phương châm phòng dịch SXH được truyền thông rộng rãi khắp nơi. Do đó, việc lồng ghép chương trình “Chủ nhật xanh”, tổ chức vệ sinh môi trường thường xuyên, khơi thông cống rãnh, kênh mương, bãi phế thải lốp xe… làm giảm nguy cơ phát sinh nguồn bệnh. Khi có ca bệnh, ngành y tế và chính quyền địa phương cần sự hợp tác tích cực của các hộ dân để công tác phòng, chống dịch SXH hiệu quả, có như vậy mới khống chế và kéo giảm tỷ lệ mắc SXH trên địa bàn tỉnh thời gian tới.

World Cup
上一篇:“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
下一篇:First News được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen