【soi kèo trận mu tối nay】Gỡ thẻ vàng, doanh nghiệp thủy sản cam kết "nói không với IUU"

作者:La liga 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:23:05 评论数:
3325-img-6709
Các doanh nghiệp thủy sản cam kết chỉ mua nguyên liệu thuỷ sản từ tàu cá có đủ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ảnh: T.H

Tuân thủ để gỡ thẻ vàng

Ủy ban châu Âu (EC) đã đồng ý kéo dài thời hạn cảnh báo "thẻ vàng" đối với ngành thủy sản của Việt Nam đến hết tháng 4/2024. Tuy nhiên, để vượt qua được đợt thanh tra lần thứ 5, Việt Nam chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; kiểm soát, xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác đúng quy định…

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi quy định pháp luật trong quản lý nhà nước, đặc biệt tại công đoạn sản xuất ban đầu trong chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản thực hiện cam kết “nói không với IUU”; chỉ mua nguyên liệu thuỷ sản từ tàu cá có đủ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP), cam kết ATTP để đảm bảo tuân thủ pháp luật ATTP và chống khai thác IUU.

Đồng thời thực hiện nghiêm túc Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) về truy xuất nguồn gốc và thu hồi, xử lý sản phẩm không đảm bảo ATTP, trong đó quy định: cơ sở phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo nguyên tắc truy xuất một bước trước, một bước sau để bảo đảm khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Khi có yêu cầu thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, cơ sở phải cung cấp thông tin đã được lưu giữ về cơ sở cung cấp lô hàng nhận và cơ sở tiếp nhận lô hàng giao trong quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

Lưu trữ đầy đủ hồ sơ của cơ sở cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp, bao gồm các hồ sơ chứng minh thủy sản khai thác không vi phạm quy định IUU và ATTP theo đúng quy định hiện hành. Rà soát quy trình quản lý chất lượng, kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp về an toàn thực phẩm và chống khai thác IUU và đảm bảo tổ chức thực hiện đúng quy trình ban hành.

Kiến nghị gỡ vướng về khai thác

Bên cạnh việc tuân thủ các quy định, doanh nghiêp thủy sản kiến nghị cơ quan chức năng tháo gỡ vướng mắc trong việc khai thác, sử dụng nguyên liệu xuất khẩu hải sản.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), đến quý 1/2024, còn nhiều tàu cá tại các tỉnh, thành thiếu giấy về đảm bảo ATTP (chứng nhận với tàu trên 15m, và cam kết với tàu dưới 15m) theo quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNN và Thông tư 17/2018//TT-BNNPTNN của Bộ NNPTNT. Một số cảng cá cũng không có hoặc chậm triển khai chứng nhận ATTP.

Hiện trạng và bất cập nêu trên khiến nhiều lô hàng hải sản khai thác do doanh nghiệp thu mua trong thời gian qua không đủ điều kiện được tiếp nhận, thẩm định và cấp giấy H/C xuất khẩu vào EU, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Toàn bộ nguyên liệu mà doanh nghiệp thu mua từ các tàu thiếu cam kết, thiếu chứng nhận ATTP, các cảng thiếu chứng nhận ATTP trước khi Quyết định số 5523/QĐ-BNN-CCPT có hiệu lực, hiện không thể XK sang EU do không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng thư H/C cho lô hàng.

Thực tế trên dẫn tới việc doanh nghiệp không thể giao hàng cho đối tác đúng kế hoạch, hàng hóa tồn đọng, phát sinh nhiều chi phí và kho khăn cho doanh nghiệp. Tình hình và hiện trạng này sẽ tác động tiêu cực đến XK hải sản sang EU khi nguồn hải sản khai thác bị thu hẹp đáng kể.

Vướng mắc trên đang được Bộ NN-PTNN xem xét có các chỉ đạo giải quyết; chỉ đạo các tỉnh thực hiện tốt và đầy đủ các quy định về thẩm định, chứng nhận điều kiện ATTP tàu cá, cảng cá, chợ cá…; xem xét cấp H/C cho các lô hàng đã được cấp Giấy xác nhận nguyên liệu khai thác (S/C) gặp các bất cập trên.

Ngoài ra, theo phản ánh của các doanh nghiệp, nội dung giấy chứng nhận khai thác (C/C) xuất khẩu sang Nhật Bản hiện có nhiều yêu cầu hơn so với yêu cầu của Nhật Bản đối với tàu cá nhỏ (dưới 12m).

Cụ thể, Công văn số 1562/QLCL-CL1 ngày 16/11/2022 của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản, hướng dẫn khai báo thủy sản khai thác XK vào thị trường Nhật Bản. Theo đó, giấy C/C cho lô hàng xuất khẩu sang Nhật Bản áp dụng theo mẫu C/C tại Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT và được sửa đổi tại Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/1/2022 của Bộ NN-PTNT. Tuy nhiên, theo quy định của Nhật Bản, mẫu C/C lô hàng XK vào Nhật không yêu cầu khai báo các thông tin sau đối với tàu nhỏ không cần định vị: vùng khai thác, thời gian khai thác. Trong khi mẫu C/C theo TT21 kể trên vẫn đang có quy định khai báo các thông tin này.

Từ thực tế trên, các doanh nghiệp kiến nghị Bộ NN-PTNT xem xét, điều chỉnh phù hợp quy định giấy C/C đối với thị trường Nhật Bản theo như quy định của Nhật Bản đối với tàu cá nhỏ (dưới 12m).

Ngày 10/4, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (chống khai thác IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

最近更新