【lich bong da hom】Sở hữu chéo được quan tâm trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Sửa đổi quy định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản | |
Xử lý sở hữu chéo ngân hàng - doanh nghiệp còn khó nếu cổ đông lớn cố tình lách luật |
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ, NHNN đánh giá việc xử lý sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo. Ảnh: ST |
Nhức nhối và khó kiểm soát
Tình trạng sở hữu chéo ngân hàng đã giảm khá mạnh từ năm 2019 nhờ những biện pháp quyết liệt của cơ quan quản lý, nhưng vẫn còn tồn tại ở một số ngân hàng nhỏ, trung bình. Do đó, tình trạng “sân sau” là ngân hàng của các tập đoàn lớn tại Việt Nam vẫn là vấn đề khá nhức nhối trong nền kinh tế nước ta. Sở hữu chéo được nhận định như ma trận, biến tổ chức tín dụng (TCTD) thành kênh huy động vốn cho một số doanh nghiệp lớn thao túng thị trường.
Trong báo cáo gửi tới Quốc hội mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nêu lên một số khó khăn, vướng mắc trong công tác phát hiện, ngăn ngừa và xử lý tình trạng sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các TCTD. Theo NHNN, việc kiểm soát sở hữu chéo giữa các công ty ngoài ngành với ngân hàng rất khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che giấu, nhờ cá nhân/tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định của pháp luật về sở hữu chéo/sở hữu vượt mức quy định hoặc lách quy định về giới hạn cấp tín dụng nhóm khách hàng liên quan, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông và người có liên quan.
NHNN cũng cho rằng, việc ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo khó khăn còn do liên quan đến nhiều đối tượng thuộc sự quản lý của các bộ/ngành trong khi NHNN chỉ quản lý các TCTD. Vì vậy, việc sở hữu chéo giữa các công ty trong lĩnh vực khác, NHNN không có thông tin cũng như không có công cụ để kiểm soát.
Hơn nữa, việc phát hiện mối liên quan giữa các doanh nghiệp còn hạn chế do thông tin để xác định tính liên quan về sở hữu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp không phải là công ty đại chúng rất khó khăn. NHNN không chủ động được trong việc tra cứu thông tin cũng như xác định được độ chính xác, tin cậy của các nguồn thông tin; đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán, công nghệ phát triển nhanh như hiện nay. Nói về hậu quả của vấn đề này, theo NHNN là tiềm ẩn nguy cơ hoạt động của TCTD thiếu công khai, minh bạch.
Trong báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho biết, tình trạng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn rất đáng lo ngại nên Ủy ban đề nghị Chính phủ, NHNN đánh giá việc xử lý sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo.
Tăng cường thanh tra, giám sát
Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) đã đưa ra một số quy định với mục tiêu xử lý hiệu quả tình trạng sở hữu chéo, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD.
Cụ thể, dư nợ cấp tín dụng tối đa đối với một khách hàng dự kiến giảm từ mức 15% như hiện hành xuống còn 10% tính trên vốn tự có của ngân hàng. Tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, giảm so với quy định hiện hành là 25%. Dự thảo cũng rút tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ ngân hàng của một cá nhân từ mức 5% hiện nay xuống còn 3%. Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 10% vốn điều lệ của một TCTD (hiện tại là 15%), trừ ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt hoặc sở hữu của nhà nước tại ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu tối đa của nhóm cổ đông và người liên quan cũng được đề xuất giảm từ 20% xuống 15%.
Theo đại diện Vụ Pháp chế (NHNN), đề xuất giảm giới hạn cho vay nhằm tăng cường tính đại chúng của ngân hàng, chống sở hữu chéo, chống thao túng, chống lạm quyền cấp tín dụng và gia tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng cho người dân. Ngoài ra, cùng với sửa luật, NHNN cho biết, định hướng thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện giám sát an toàn hoạt động của TCTD và qua công tác thanh tra về vốn, tình hình sở hữu cổ phần của TCTD, hoạt động cho vay, đầu tư, góp vốn... Đối với các trường hợp phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, NHNN xem xét chuyển cơ quan công an điều tra, làm rõ.
Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn còn nhiều lo ngại về các quy định mới của dự thảo của NHNN, bởi việc kiểm soát còn rất nhiều khó khăn, nên mấu chốt phải nằm ở khâu thanh tra, giám sát và chế tài xử phạt.
Theo chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, xử lý sở hữu chéo cần có các quy định pháp luật đủ mạnh. Việc đưa ra các quy định tại dự thảo Luật Các TCTD sửa đổi cũng rất mạnh tay nhưng vấn đề còn nằm ở quá trình thực thi. Quá trình này phải công khai, minh bạch, kết hợp với việc tăng cường vai trò của lực lượng thanh tra, giám sát thì việc chống sở hữu chéo mới đạt hiệu quả. Thậm chí, có chuyên gia nhìn nhận ở nước ta, lực lượng Kiểm lâm, Hải quan… đã được trao chức năng thực hiện một số nhiệm vụ điều tra từ lâu, nên lực lượng thanh tra giám sát ngân hàng cũng nên được trao chức năng này, để từ đó nắm bắt và phối hợp với cơ quan Công an điều tra, xử lý vi phạm.
-
Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặngBộ Công Thương: Nỗ lực tạo bệ đỡ cho công nghiệp hỗ trợ “cất cánh”Chấp nhận tăng giá điện 5Doanh nghiệp Nhật Bản tìm cách đa dạng hóa nguồn cung pin và vật liệu bán dẫnChủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệmCục Thuế Thái Nguyên tiếp tục tìm ra chủ nhân 15 hóa đơn may mắnThuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi khai, nộp chứng từSáng 3/3: Ngân hàng giảm mạnh lãi suất huy độngThời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa ràoGóp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp
下一篇:Hàn Quốc: Phức tạp trong việc thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
- ·Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- ·Chứng khoán 8/3: Nhiều cổ phiếu trụ cột trên HOSE tăng giá
- ·Hà Nam: Đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn III
- ·Inforgraphics: Ngành Thuế đã hoàn 87.191 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·Thừa Thiên Huế: Thu nội địa 6 tháng đạt 51% dự toán
- ·Ngân hàng ép khách mua bảo hiểm: Vi phạm nguyên tắc 'tự nguyện'
- ·MTA HANOI 2023: Cơ hội cho doanh nghiệp cơ khí tiến sâu vào chuỗi giá trị
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·Hà Nội: Kịp thời tháo gỡ vướng mắc triển khai “Bản đồ số hộ kinh doanh”
- ·Hà Nội: Lần đầu tiên tổ chức Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023
- ·Cục Thuế Cao Bằng thu nội địa 6 tháng đạt 43% dự toán
- ·Nhanh chóng giải phóng bộ nhớ iPhone trong vài phút
- ·Học phí nhận từ nước ngoài có phải tổng hợp để tính thuế thu nhập cá nhân?
- ·Điều chỉnh hoạt động hai kho ngoại quan tại Bắc Ninh và Tiền Giang
- ·Thái Bình: Khuyến khích đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ
- ·Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- ·Lào Cai: Đề xuất điều chỉnh chính sách khuyến công
- ·Công thức 3T
- ·Đăng Quang Watch khai trương cửa hàng mới ở 87 Trương Định, Hà Nội
- ·Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- ·Em trai ông Đoàn Nguyên Đức muốn thoái sạch vốn tại Hoàng Anh Gia Lai
- ·Hải quan Đồng Nai chung tay cùng doanh nghiệp cảng khôi phục xuất nhập khẩu
- ·Deli tiết lộ kế hoạch mời ngôi sao hàng đầu làm đại sứ thương hiệu ở Việt Nam
- ·Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- ·Hải quan TPHCM: Nhiều giải pháp thu ngân sách trong khó khăn
- ·Party chief works with Bình Dương Military Command
- ·Đang làm rõ có hay không dấu hiệu vi phạm
- ·Giá vàng trong nước và thế giới cùng bật tăng
- ·Tập đoàn Lộc Trời bị xử phạt và truy thu thuế hơn 6 tỷ đồng
- ·Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Kết nối cung
- ·Hậu Giang: Ưu tiên phát triển cụm công nghiệp
- ·Áp dụng bản đồ số hộ kinh doanh để phục vụ quản lý thuế
- ·Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
- ·Hà Nội: Mục tiêu 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ