| Ngân hàng có thể vận hành như công ty công nghệ tài chính trong tương lai | | Ngân hàng thu hút hàng triệu khách hàng mới qua kênh “số” | | Làm gì cho tương lai ngân hàng số tại Việt Nam?ânhànglàmụctiêuưathíchcủatộiphạmmạcác trận đấu tối nay |
Ngày 18/11, Hội thảo chuyên đề 10 với chủ đề “Phát triển ngân hàng thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã được tổ chức. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế lần thứ ba về Công nghiệp 4.0 – Industry 4.0 Summit 2021, do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp chuyên môn bởi các bộ ngành liên quan. | Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng phát biểu tại hội thảo. |
Nhiều ngân hàng có 90% giao dịch trên kênh số Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Tiến Dũng, tân Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đặt mục tiêu phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng. Theo Phó Thống đốc, hoạt động chuyển đổi số ngành ngân hàng đã đạt được những kết quả tích cực. Các thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã được ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi vào các dịch vụ ngân hàng cốt lõi (thanh toán, tín dụng, tiết kiệm), thanh toán trên thiết bị di động tăng trưởng mạnh hàng năm (90% về số lượng và 150% về giá trị). Nhiều ngân hàng có trên 90% giao dịch trên kênh số và ngân hàng Việt Nam được đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực. Ngoài ra, hệ sinh thái số, thanh toán số đã được thiết lập với việc kết nối dịch vụ ngân hàng số với hầu hết các dịch vụ số khác trong nền kinh tế mang lại các trải nghiệm liền mạch trên mọi lĩnh vực và tiện ích cho người dùng dịch vụ trên không gian số. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, kết quả tích cực là thế nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần đặt ra. Trong đó quan trọng nhất là hoàn thiện thể chế, chính sách không chỉ tập trung hoàn thiện trong lĩnh vực thanh toán như thời gian vừa qua mà cần hoàn thiện chính sách cho các ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số cũng như tạo ra môi trường vừa cạnh tranh. Đồng thời, các ngân hàng phải hợp tác cùng các công ty công nghệ tài chính (fintech) và các doanh nghiệp công nghệ lớn, giúp thúc đẩy phát triển ngân hàng thông minh. Thanh toán tiền mặt sẽ tiếp tục giảm Theo các chuyên gia tại hội thảo, ngân hàng số đang được hưởng lợi trong bối cảnh dịch bệnh, nhưng vấn đề cần lưu ý là việc phải làm thế nào để đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống. Về vấn đề này, bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào, cho biết khảo sát của Visa về thói quen và thái độ của người tiêu dùng trong thanh toán cho thấy tại Việt Nam, thanh toán bằng tiền mặt đã giảm đáng kể trong bối cảnh dịch Covid-19 và sẽ tiếp tục giảm dần trong tương lai. Cụ thể, trước dịch Covid-19, cứ 10 giao dịch thì có 6,8 giao dịch là trả tiền mặt nhưng trong dịch, con số này giảm xuống chỉ còn 5,4 giao dịch. Lượng tiền mặt trong ví cũng giảm đối với ít nhất 65% người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy việc sử dụng thẻ và thanh toán không chạm. Các dịch vụ có xu hướng được người tiêu dùng lựa chọn chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt trên thị trường sẽ là thanh toán hóa đơn, mua hàng trong siêu thị và du lịch nước ngoài khi ngành du lịch được phục hồi. | Thanh toán bằng tiền mặt đã giảm đáng kể do tác động của Covid-19. Nguồn: VISA |
Tuy nhiên, đại diện của Visa lưu ý, các doanh nghiệp cũng phải thay đổi chiến lược kinh doanh với thói quen thanh toán không tiền mặt giúp hoạt động không bị gián đoạn. Nói về vấn đề bảo mật, ông Lê Quang Hà, Giám đốc sản phẩm Công ty an ninh mạng Viettel nhận định, ngân hàng lại là mục tiêu ưa thích của tội phạm mạng để chiếm đoạt tiền của khách hàng, dữ liệu của ngân hàng. Theo thống kê trong dịch Covid-19, lượng tấn công lừa đảo khách hàng tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, kẻ gian tấn công vào tất cả ngân hàng, ví điện tử, dịch vụ chuyển tiền quốc tế. Do vậy, ông Hà khuyến nghị các ngân hàng khi xây dựng ngân hàng số phải áp dụng các giải pháp để thông minh hóa, tự động hóa và “săn tìm” chủ động để sớm phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ. |