【kq bd nu hom nay】Đánh giá tổng thể hệ thống chính sách có liên quan đến cạnh tranh
Theo Dự thảo đề án, 30 năm đổi mới vừa qua, nhiều cải cách quan trọng đã được thực hiện nhằm tăng cường mức độ cạnh tranh của thị trường như xóa bỏ hoặc giảm thiểu nhiều rào cản hạn chế cạnh tranh hoặc phản cạnh tranh; các lĩnh vực có tính độc quyền nhà nước đã được thu hẹp, giá cả phần lớn các loại hàng hóa, dịch vụ đã được tự do hóa đã phản ánh đúng hơn quan hệ cung - cầu thị trường.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn kém năng động với tốc độ tăng trưởng đang có chiều hướng suy giảm, chất lượng tăng trưởng cải thiện chậm, năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động ở mức thấp; hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội không cao.
Do đó, mục tiêu của Đề án là đánh giá tổng thể hệ thống chính sách có liên quan đến cạnh tranh để xác định đúng thực trạng, khiếm khuyết và đề xuất các giải pháp cải cách góp phần phát triển thị trường cạnh tranh, thúc đẩy, nâng cao năng suất, hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh.
Về phạm vi của đề án, Đề án này tiếp cận chính sách cạnh tranh một cách tổng thể, bao gồm các chính sách, pháp luật về kiểm soát độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh và các chính sách phát triển thị trường, trong đó có quy định pháp luật về gia nhập thị trường và kinh doanh nói chung và các hành động can thiệp của Nhà nước nhằm giúp các DN cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng.
Theo đó, chính sách cạnh tranh tổng thể không chỉ là Luật Cạnh tranh và thực thi pháp luật cạnh tranh mà còn các luật pháp và chính sách khác về mở rộng, phát triển và tự do hóa thị trường làm cho tất cả các loại thị trường ngày càng cạnh tranh hơn, năng động và hiệu quả hơn. Chính vì vậy, phạm vi của Đề án là xem xét tổng thể về các cơ chế, chính sách có khả năng tác động đến cạnh tranh thị trường trong nền kinh tế.
Đề án gồm 4 phần, trong đó có 3 phần chính gồm: Phần 1: Trình bày khung chính chính sách cạnh tranh quốc gia trong một nền kinh tế thị trường; Phần 2: Đánh giá thực trạng cạnh tranh và chính sách cạnh tranh ở Việt Nam, trong đó khái quát những kết quả đạt được và xác định những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân (so sánh với kinh nghiệm và thông lệ quốc tế); Phần 3: Đề xuất những mục tiêu, quan điểm, định hướng giải pháp cải cách tổng thể chính sách cạnh tranh quốc gia ở Việt Nam.
Liên quan đến định hướng giải pháp cải cách tổng thể chính sách cạnh tranh quốc gia ở Việt Nam, Dự thảo đưa ra một số đề xuất quan trọng như: Đối mới cách thức quản lý nhà nước theo hướng tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho người dân và DN hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng; Xác định đúng vai trò của Nhà nước, kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường nhằm giảm thiểu sự tham gia của nhà nước trong các hoạt động kinh tế, cơ cấu lại độc quyền nhà nước, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng; Thiết lập và giám sát cơ chế đánh giá tác động cạnh tranh của các chính sách, pháp luật, đặc biệt cơ chế đánh giá, quản lý chất lượng các quy định về kinh doanh.