【nhận định kèo bayern】Hy vọng nào ở Sharm el
作者:Cúp C2 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 10:11:04 评论数:
Tuy nhiên, chủ nghĩa toàn Arập hiện đang lâm nguy trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và các cuộc khủng hoàng trầm trọng kéo dài. Liệu Hội nghị Thượng đỉnh Liên đoàn Arập (AU) sắp tới có thể mang lại một tia hy vọng?
Tại Hội nghị Thượng đỉnh AU lần thứ 26 dự kiến diễn ra trong hai ngày 28 và 29-3 tại thành phố nghỉ dưỡng nổi tiếng Sharm el-Sheikh bên bờ Biển Đỏ, sự quan ngại của các quốc gia Arập là sự sụp đổ của các thể chế nhà nước trong thế giới Arập. Từ Syria tới Iraq, Yemen và Libya, các cuộc cách mạng nội bộ, sự căng thẳng giữa các giáo phái, sự đối đầu trong khu vực, sự can thiệp của nước ngoài và chủ nghĩa thánh chiến xuyên quốc gia đã kết hợp với nhau thành một cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất mà khu vực này phải chứng kiến trong một thời gian dài.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh lần này, Tổng Thư ký AU Nabil el-Araby một lần nữa kêu gọi thành lập một lực lượng đa quốc gia "có khả năng nhìn vào những gì có thể thống nhất" giữa các thành viên để chống lại các mối đe dọa từ các lực lượng thánh chiến. Vấn đề đặt ra là liệu Hội nghị Thượng đỉnh Sharm el-Sheikh có thể làm được việc đó hay không?
Cho dù luôn bị chỉ trích là một tổ chức vô tích sự, AU đã đóng một vai trò tích cực khi các cuộc khủng hoảng xảy ra sau các cuộc nổi dậy trong thế giới Arập. Tổ chức này đã đạt được lập trường chung giúp tạo ra một sự hậu thuẫn quan trọng ở cấp độ khu vực đối với sự can thiệp của phương Tây vào Libya nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống Muammar Gaddafi, và ủng hộ kế hoạch của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) để gạt Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh ra rìa. Tuy nhiên, sự lúng túng trong vấn đề Syria cho thấy sự yếu kém vốn có của AU khi tổ chức này bị chi phối bởi ý chí của từng quốc gia thành viên. Năm 2011, sau khi một thỏa thuận hòa bình do AU bảo trợ sụp đổ, Syria đã bị đình chỉ tư cách thành viên của tổ chức này và tiếp đó AU đã nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với quốc gia này. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Doha 2013, AU đã công nhận Liên minh Quốc gia đối lập ở Syria là đại diện hợp pháp cho người dân Syria, song ảnh hưởng của Iran, Leban và Iraq cũng như Algeria đã làm suy yếu nhiều cơ hội của phe đối lập ở Syria trong tổ chức.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của các cuộc khủng hoảng trong khu vực là những bất đồng giữa các nước trong khu vực và thiếu vắng sự phối hợp chiến lược. Chẳng hạn các quốc gia GCC vẫn không có được một cách tiếp cận chung trong vấn đề Syria, bất kể sự hăng hái của họ muốn lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Libya, Ai Cập và Qatar một lần nữa lại đứng về phía bên kia trong khi Sudan và Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (cũng như Thổ Nhĩ Kỳ) cũng tham gia vào việc hậu thuẫn các lực lượng đối lập khác nhau.
Sự ưu tiên khác nhau đối với các quốc gia thành viên của AU đang góp phần vào bầu không khí ngoại giao khá mới mẻ này. Đó là mối lo ngại về một thỏa thuận có thể đạt được đối với chương trình hạt nhân của Iran, cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đang diễn ra ở Iraq và Syria, và sự bế tắc ở Syria, trong đó có cả việc đào tạo lực lượng đối lập ôn hòa của Syria và các kịch bản về các vùng cấm bay và các vùng được bảo vệ. Trong bối cảnh đó, Hội nghị Thượng đỉnh AU lần thứ 26 có thể là một "bàn đạp" để các Chính phủ Arập (trừ Leban, Syria và Iraq) thực hiện các bước tiếp theo nhằm phối hợp lập trường giữa các thành viên.