Với việc ông Imran Khan bị bãi nhiệm,ơivobấtổkèo nice Pakistan hiện vẫn chưa có thủ tướng nào làm hết nhiệm kỳ 5 năm trong lịch sử 75 năm của đất nước. Đáng chú ý, theo Reuters, ông Khan là người đầu tiên mất chức sau khi không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội.
Ai sẽ thay thế ông Imran Khan?
Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội vào ngày 10-4, khiến ông bị bãi nhiệm khỏi chức vụ thủ tướng.
Kết quả cuộc bỏ phiếu được Chủ tịch Hạ viện Ayaz Sadiq công bố vào rạng sáng 10-4 (giờ địa phương) sau phiên họp kéo dài 13 giờ.
Theo ông Sadiq, có 174 nghị sĩ trong số 342 thành viên Hạ viện bỏ phiếu thông qua nghị quyết bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Khan.
Quốc hội Pakistan bỏ phiếu bầu thủ tướng mới vào ngày 11-4. Người đứng đầu Đảng Liên đoàn Hồi giáo Pakistan (PML-N) Shehbaz Sharif (70 tuổi) đang là ứng viên sáng giá cho chức vụ thủ tướng của đất nước 220 triệu dân.
Ông Sharif là em trai của ông Nawaz Sharif, người từng 3 lần giữ cương vị thủ tướng Pakistan.
Theo Hãng tin Reuters, không có thủ tướng nào từng phục vụ đầy đủ nhiệm kỳ ở Pakistan, nhưng ông Imran Khan là người đầu tiên mất chức sau khi không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Ông Khan (69 tuổi) lên nắm quyền vào năm 2018, tuy nhiên đã đánh mất thế đa số tại Quốc hội thời gian gần đây sau khi nhiều đảng quyết định rút khỏi chính phủ liên minh, cho rằng ông đã thất bại trong việc khôi phục nền kinh tế sau đại dịch cũng như không thực hiện được các cam kết tranh cử của mình.
Ông Khan đã dùng mọi cách để duy trì quyền lực - bao gồm giải tán Quốc hội và kêu gọi một cuộc bầu cử mới. Tòa án Tối cao Pakistan coi tất cả các hành động của ông là bất hợp pháp và ra lệnh cho Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Ai tiếp quản Pakistan trong lúc này cũng sẽ đối mặt với những vấn đề nổi cộm như lạm phát tăng vọt, đồng rupee suy yếu và nợ nần chồng chất. Ông Khan lên nắm quyền vào năm 2018 với sự ủng hộ của quân đội nhưng gần đây mất thế đa số tại Quốc hội sau khi các đồng minh rời liên minh cầm quyền. Ngoài ra, một số nhà phân tích còn cho rằng có dấu hiệu cho thấy ông Khan mất đi sự ủng hộ của quân đội.
Phe đối lập cho rằng ông Khan đã không vực dậy được nền kinh tế bị tàn phá bởi đại dịch Covid-19, cũng như thực hiện cam kết đưa Pakistan trở thành quốc gia thịnh vượng, không còn nạn tham nhũng và được tôn trọng trên trường quốc tế.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Pakistan trong năm tài chính hiện nay xuống còn 4%, đồng thời nhận định lạm phát sẽ duy trì ở mức 2 con số giữa lúc có nỗi lo tình trạng giá cả leo thang đe dọa đến triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước này.
Ông Shehbaz Sharif là em trai của ông Nawaz Sharif, người từng 3 lần làm thủ tướng Pakistan. Các nhà phân tích cho rằng không giống anh trai, ông Shehbaz có quan hệ thân thiết với quân đội Pakistan, lực lượng có truyền thống kiểm soát chính sách đối ngoại và quốc phòng ở đất nước 220 triệu dân này.
Ông Shehbaz, thủ lĩnh Đảng Liên đoàn Hồi giáo Pakistan (PML-N), phát biểu tại quốc hội hôm 10-4 rằng diễn biến này mang đến cơ hội cho một sự khởi đầu mới. Theo ông Shehbaz, Pakistan đang trong tình trạng hỗn loạn do sự quản lý yếu kém của chính phủ ông Imran Khan.
“Sửa chữa mối quan hệ của Pakistan với các nước thân thiện cũng là một mục tiêu hàng đầu của tôi. Chúng ta là một quốc gia có trách nhiệm và mong muốn được hợp tác với bạn bè và đồng minh để thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương”, ông nói với đài Al Jazeera.
NGUYỄN TẤN tổng hợp