【nhận định bóng đá ý đêm nay】Việt Nam quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn tội phạm mua bán người
VHO - Trong 6 tháng đầu năm 2022,ệtNamquyếtliệtđấutranhngănchặntộiphạmmuabánngườnhận định bóng đá ý đêm nay lực lượng chức năng đã phát hiện, điều tra 33 vụ/75 đối tượng phạm tội mua bán người; toà án nhân dân các cấp đã đưa ra xét xử 29 vụ/61 bị cáo phạm các tội danh mua bán người và 1 vụ/1 bị báo phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Tuyên phạt tù có thời hạn đối với 62 bị cáo, trong đó, xử phạt tù từ trên 15 đến 20 năm đối với 5 bị cáo, từ trên 7 năm đến 15 năm đối với 44 bị cáo, từ trên 3 năm đến 7 năm đối với 9 bị cáo, từ 3 năm trở xuống đối với 4 bị cáo. Tiếp nhận, xác minh, giải cứu, hỗ trợ là 66 nạn nhân bị mua bán.
Thủ đoạn mua bán người ngày càng tinh vi
Theo Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc, thời gian qua, tình hình tội phạm mua bán người trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng diễn biến khá phức tạp, với phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, đa dạng; có sự câu kết chặt chẽ giữa người mua và người bán, môi giới, dẫn dắt, hình thành đường dây tội phạm liên tỉnh, xuyên biên giới. Hiện nay, các đối tượng mua bán người có xu hướng chuyển cách tiếp cận ban đầu với nạn nhân từ trực tiếp sang gián tiếp, thông qua không gian mạng nên công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Nạn nhân hiện nay không chỉ là phụ nữ, trẻ em, mà đã xuất hiện tình trạng mua bán nam giới, mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê,...
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc khẳng định Việt Nam quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn tội phạm mua bán người. Ảnh: bocongan.gov.vn
Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2022 xảy ra một số vụ mua bán người sang Campuchia; các đối tượng thường thông qua mạng xã hội để dụ dỗ, lừa gạt, tuyển mộ lao động Việt Nam sang Campuchia làm việc với hứa hẹn mức lương cao, công việc nhàn hạ, sau đó tổ chức cho nạn nhân vượt biên và bán vào các cơ sở đánh bạc trực tuyến, cơ sở kinh doanh dịch vụ massage, karaoke trá hình, nhiều nạn nhân bị ép bán dâm hoặc bị cưỡng bức lao động, muốn về nước phải trả một khoản tiền chuộc lớn.
Điển hình, tháng 1.2022, Công an tỉnh Đồng Nai điều tra, khám phá vụ án mua bán người, bắt 4 đối tượng, lừa bán 4 nạn nhân sang Campuchia (3 nam, 1 nữ), sau đó phối hợp với Bộ đội Biên phòng Tây Ninh hỗ trợ, giải cứu 4 nạn nhân trở về địa phương. Tháng 6.2022, Công an TP Hà Nội điều tra, khám phá vụ án mua bán người, bắt 1 đối tượng lừa bán 3 nạn nhân sang Campuchia (2 nữ, 1 nam).
Nạn nhân của tội phạm mua bán người thường tập trung ở những vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, địa bàn biên giới (người dân tộc), đa phần trong số họ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có việc làm, gặp những chuyện éo le về tình cảm, thiếu hiểu biết xã hội và kỹ năng sống, nhận thức hạn chế, nhẹ dạ, cả tin hoặc một số cô gái trẻ thích hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, dễ tin theo lời hứa hẹn của đối tượng về việc làm ổn định, thu nhập cao hoặc lấy chồng người nước ngoài khá giả, dẫn đến bị lừa bán.
Việt Nam quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn tội phạm mua bán người
Xác định nhiệm vụ phòng, chống mua bán người là nhiệm vụ chính trị thường xuyên và lâu dài, kể từ khi Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 được ban hành vào tháng 2.2021, các bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc, tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
Lực lượng biên phòng trao trả 5 thanh niên làng Kloong (Gia Lai) bị lừa bán qua Campuchia. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN
Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các mặt công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người. Trong đó, tập trung vào các biện pháp: Tham mưu cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm giải quyết các vấn đề về lao động, việc làm cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao là nạn nhân của tội phạm mua bán người; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cá nhân, gia đình, cộng đồng về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người. Các lực lượng công an nhân dân cũng chủ động nắm tình hình ngoại biên, tại cơ sở và trên không gian mạng; xác định tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp và rà dựng các đường dây, băng nhóm hoạt động phạm tội mua bán người để tập trung đấu tranh ngăn chặn. Đồng thời, ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân và phát huy vai trò, trách nhiệm của lực lượng Công an xã, thị trấn chính quy, nhất là trong công tác quản lý cư trú, quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để chủ động phòng ngừa, phát hiện tội phạm mua bán người. Bên cạnh đó, lực lượng công an nhân dân cũng phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng tổ chức tuần tra, kiểm soát chặt chẽ tuyến biên giới và triển khai các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động mua bán người ra nước ngoài. Đặc biệt, khẩn trương xác minh, điều tra và phối hợp với viện kiểm sát, tòa án truy tố, đưa ra xét xử nghiêm minh các vụ án mua bán người.
Về phía các cơ quan tố tụng, trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng chức năng đã phát hiện, điều tra 33 vụ/75 đối tượng phạm tội mua bán người theo Điều 150 và Điều 151, Bộ luật Hình sự; toà án nhân dân các cấp đã đưa ra xét xử 29 vụ/61 bị cáo phạm các tội danh mua bán người được quy định Điều 150, Điều 151, Bộ luật Hình sự và 1 vụ/1 bị báo phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người quy định tại Điều 154, Bộ luật Hình sự. Tuyên phạt tù có thời hạn đối với 62 bị cáo, trong đó, xử phạt tù từ trên 15 đến 20 năm đối với 5 bị cáo, từ trên 7 năm đến 15 năm đối với 44 bị cáo, từ trên 3 năm đến 7 năm đối với 9 bị cáo, từ 3 năm trở xuống đối với 4 bị cáo. Tiếp nhận, xác minh, giải cứu, hỗ trợ là 66 nạn nhân bị mua bán.
Một buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tội phạm mua bán người tại tỉnh Hà Nam. Ảnh: Bích Thuỷ
Về hợp tác quốc tế, Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện hiệu quả các điều ước quốc tế, cam kết quốc tế về hợp tác phòng, chống mua bán người. Trong thời gian gần đây, các cơ quan chức năng Việt Nam đã tăng cường hợp tác với phía nước ngoài trong việc xác minh, xác định bảo vệ nạn nhân bị mua bán. Bộ Ngoại giao đã kịp thời chỉ đạo Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo dõi sát tình hình công dân Việt Nam tại địa bàn, kịp thời phát hiện các xu hướng mua bán người và các vấn đề liên quan đến công dân để có biện pháp xử lý nhanh chóng, nhất là trong việc giải cứu, bảo vệ nạn nhân, qua đó hỗ trợ công tác truy tố, xét xử ở trong nước. Gần đây nhất cuối tháng 6 đầu tháng 7.2022, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Quốc phòng giải cứu, nhanh chóng đưa về nước an toàn 7 công dân bị mua bán sang Campuchia nhằm mục đích cưỡng bức lao động, kịp thời phục vụ công tác xử lý đối tượng cũng như góp phần giải quyết triệt để tình trạng này do hiện nay, việc người Việt Nam bị đưa sang Campuchia lao động cưỡng bức hiện đang nổi lên và trở thành vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền của con người.
Dự báo thời gian tới, tình hình tội phạm mua bán người trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng tiếp tục diễn biến phức tạp, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, đa dạng. Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm mua bán người, Việt Nam tiếp tục huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống mua bán người; triển khai quyết liệt các phương án, kế hoạch đấu tranh ngăn chặn tội phạm mua bán người, nhất là trên các tuyến, địa bàn trọng điểm và tiếp tục triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người, nhất là với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam.
HOÀNGHƯƠNG